Acid uric: Mối liên quan giữa acid uric và bệnh gout, khi nào cần xét nghiệm chỉ số này?

Acid uric: Mối liên quan giữa acid uric và bệnh gout, khi nào cần xét nghiệm chỉ số này?
Acid uric là một khái niệm thường gặp khi người ta nhắc đến bệnh gout. Vậy acid uric là gì, chỉ số như thế nào là bình thường và trường hợp nào cần đi xét nghiệm chỉ số này?

Acid uric trong máu tăng cao là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout.  Sự gia tăng của acid uric khiến lượng muối urate trong máu không thể hòa tan hết, lượng muối urate không hòa tan sẽ kết tinh thành những tinh thể sắc nhọn tập trung chủ yếu ở phần các khớp của tay chân.

Chính vì lý do này mà bệnh nhân mắc bệnh gout thường cảm thấy sưng, đau nhức các ngón tay chân, nếu không điều trị có thể dẫn đến nguy cơ bị tàn phế, liệt vĩnh viễn. 

1. Chỉ số Acid uric là gì?

Trong y học, quá trình thoái biến purine tạo ra axit uric, acid uric là một loại axit yếu nên thương bị ion hóa thành muối urate hòa tan trong huyết tương, tồn tại dưới dạng monosodium urate.

- Nồng độc Axit uric trong máu ở nam là 5,1 ± 1,0 mg/dl (420 μmol/lít)   nữ 4,0 ± 1mg/dl (360 μmol/lít), tổng lượng acid uric trong cơ thể ở nam là khoảng 1200mg

- Ở nữ là khoảng 600mg.

2. Tác nhân gây tăng axit uric trong máu

Có rất nhiều nguyên nhân khiến acid uric trong máu tăng cao. Nguyên nhân chủ yếu là do ăn uống, những người thường xuyên tiêu thụ nhiều thực phẩm có chứa purin như thịt đỏ, đồ chiên rán, dầu mỡ, hải sản, nội tạng động vật. 

Ngoài ra việc uống nhiều rượu bia cũng làm tăng tổng hợp purin, tăng thoái biến nucleotite, tăng thoái hóa ATP. Uống rượu bia khiến việc bài tiết axit uric qua thận bị giảm do giảm lọc ở cầu thận, giảm tiết urat, giữ lại purin của thức ăn làm tăng quá trình tinh thể hóa muối urat ở tế bào.

Đây được coi là tác nhân chính khiến nồng độ acid uric trong máu tăng mạnh, gây ra bệnh gout. 

3. Mối liên hệ giữa acid uric và bệnh gout

Vì là một loại axit yếu nên dễ bị ion hóa thành muối urate, muối urate hòa tan trong máu với khoảng 6,8mg/dl ở nhiệt độ cơ thể ( 37 độ ) nên khi nồng độ urate trong máu cao hơn 6,8mg/dl các tinh thể urate không thể hòa tan sẽ bị kết tủa.

Sự kết tủa này thường tập trung ở khớp tay và khớp chân, do vậy bệnh nhân bị gout thường cảm thấy đau nhức, bị sưng tấy, khó khăn trong hoạt động đi lại và sinh hoạt. 

4. Mục đích của xét nghiệm acid uric

Mục đích của xét nghiệm acid uric là để phát hiện nồng độ của hợp chất này trong máu, giúp chẩn đoán chính xác bệnh gout. Xét nghiệm này cũng được sử dụng để theo dõi nồng độ acid uric ở người đang trải qua hóa trị hoặc xạ trị cho bệnh ung thư, nhằm hạn chế tình trạng lắng đọng cấp urat tại thận với nguy cơ gây suy thận cấp.

Ngoài ra, xét nghiệm acid uric trong nước tiểu góp phẩn chẩn đoán nguyên nhân sỏi thận tái phát và theo dõi tình trạng hình thành sỏi thận ở người bị gout. 

5. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm acid uric?

- Bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có nồng độ acid uric cao

- Bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị cũng có thể phải thực hiện xét nghiệm này để đảm bảo nồng độ acid uric không vượt quá mức nguy hiểm.

- Bệnh nhân sỏi thận tái phát hoặc đang theo dõi về tình trạng hình thành sỏi trong cơ thể.

6. Chỉ số acid uric trong xét nghiệm máu nói lên điều gì ?

- Trong cơ thể acid uric là sản phẩm cuối cùng của chuyển hóa chất dinh dưỡng (chuyển hóa của hợp chất có tên purin), acid uric sinh ra chủ yếu được đào thải qua nước tiểu. Khi acid uric trong máu (gọi là acid uric máu) tăng ở mức khoảng 7 đến 9mg/dl gọi là chứng tăng acid uric máu không triệu chứng. 

- Lúc này cần phải kiểm soát và thực hiện chế độ ăn phù hợp. Khi acid uric máu đo được trên 9mg/dl, acid uric là chất ít tan sẽ kết tinh thành tinh thể muối urat đọng lại trong sụn, khớp đến mức gây đau đớn có khi là dữ dội ở các khớp gọi là cơn gút cấp , khi đó phải điều trị bằng các nhóm thuốc hạ nồng độ acid uric.

Tuy nhiên không thể dựa vào một mình xét nghiệm nồng độ acid uric để chẩn đoán bệnh nhân có mắc bệnh gout hay không. Để kết luận được điều này, bệnh nhân cần làm thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng khác. 

Hiện nay các cơ sở y tế và bệnh viện đều có xét nghiệm chẩn đoán bệnh gout. Trong điều trị gút xét nghiệm máu bao gồm chỉ số acid uric sẽ được tiến hành thường xuyên trên bệnh nhân đến khám hoặc tái khám. Đây là việc làm cần thiết không thể bỏ qua.

 4 phương pháp giảm đau do gout hiệu quả người bệnh nên áp dụng

Các bài tập nhẹ giúp giảm đau gout, hỗ trợ điều trị và tăng cường chức năng xương khớp

Phòng khám đa khoa Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.

Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – Số 583 Sư Vạn Hạnh, P.13, Q.10, TP.HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.7307.8999 để được tư vấn.

Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/

Acid uric: Mối liên quan giữa acid uric và bệnh gout, khi nào cần xét nghiệm chỉ số này? - Ảnh 6.

Tác giả: TMH