Thuốc hạ acid uric trong máu được FDA thông qua hiện nay (Phần 1)

Thuốc hạ acid uric trong máu được FDA thông qua hiện nay (Phần 1)
Có 3 nhóm thuốc hạ acid uric trong máu đã được FDA thông qua được sử dụng hiện nay là nhóm giảm tổng hợp acid uric, nhóm giúp tăng bài thải acid uric và nhóm giúp tiêu hủy aicd uric.

1. Nhóm thuốc hạ aicd uric bằng ức chế men Xanhthine Oxidase

1.1. Allopurinol 

Đây là thuốc hạ acid uric được FDA thông qua và được chấp thuận sử dụng trong điều trị bệnh gout từ nằm 1966 cho tới hiện tại.

Allopurinol là loại thuốc giúp ức chế men XO từ đấy nhanh chóng chuyển nó thành oxypurinol để thúc đẩy bài trừ nó qua thận của bệnh nhân.

Dựa vào lâm sàng thì thuốc hạ acid uric này hỗ trợ tốt cho tình trạng viêm khớp do gout và bệnh sỏi thận. Các chỉ định khác bao gồm tăng acid uric máu đối với các hội chứng Lesch-Nyhan và trong bệnh lý đa u tủy xương.

Liều khởi đầu khuyến cáo hiện này của Allopurinol ở Mỹ là 100mg/ ngày và sẽ tăng dần liều sau mỗi 2-4 tuần tới liều 800mg/ ngày (đối với khuyến cáo châu Âu liều tối đa là 900mg/ ngày) cho đến khi đạt được nồng độ acid uric máu mục tiêu <6mg/dl.

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc hạ acid uric Allopurinol:

- Kích ứng với dạ dày ruột

- Phát ban

- Hội chứng Steven-Johnson.

- Hội chứng tăng nhạy cảm với Allopurinol (AHS) (hiếm gặp).

1.2. Febuxostat

Febuxostat cũng là một loại thuốc hạ aicd uric trong máu không purine đã được FDA thông qua vào năm 2009. Thuốc được dùng trong trường hợp bệnh nhân bị gout gặp tình trạng tăng acid uric trong amus.

Tuy nhiên thì thuốc này không được chỉ định sử dụng trong trường hợp bị tăng acid uric máu nhưng không có triệu chứng. Chỉ định dùng được với người bị dị ứng allopurinol nhưng thận trọng với người bệnh bị hội chứng tim mạch.

Liều dùng tại Mỹ chấp thuận liều điều trị 40-80 mg/ngày, tại Châu Âu liều dùng của thuốc có thể lên tới 120 mg/ngày và 10-60 mg/ngày ở Nhật Bản để đạt nồng độ acid uric máu dưới 6 mg/dL.

Ghi chú thuốc này có thể được dùng ở những bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận. Cơn đau gout cấp chủ yếu xuất hiện trong thời gian bệnh nhân điều trị với  febuxostat hơn thuốc hạ ciad uric allopurinol.

1.3. Topiroxotat

Topiroxostat là một loại thuốc hạ acid uric trong máu vào hàng ức chế XO chọn lọc và không có purine đã được chấp thuận điều trị bệnh gout ở Nhật Bản từ 2013.

Thuốc này có chứa hàm lượng 20, 40, 60 mg và đã được khuyến cáo khởi trị sử dụng cho người bệnh gout với liều dùng 20 mg x 2 lần/ngày và liều tối đa là 80 mg x 2 lần/ngày.

Tuy vậy thì có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng liều cho hiệu quả trên lâm sàng lại là 120 mg/ngày đã giúp kiểm soát được nồng độ acid uric mục tiêu.

Topiroxostat cũng cho thấy hiệu quả ức chế XO thông qua việc chuyển hóa hydroxylated 2 – pyridine để tạo thành cầu nối với molybdenum thông qua oxy và cũng tương tác với những đầu amino acid có trong kênh hòa tan.

2. Nhóm thuốc tăng bài thải acid uric

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tăng nồng độ acid uric trong máu ở một vài bệnh nhân còn có nguyên nhân là do giảm khả năng bài thải của acid uric qua thận.

Chính điều này đã tác động tới quyết định đưa những loại thuốc giúp thải acid uric vào nhóm thuốc giúp hạ aicd uric.

Đây cũng được biết đến là một lựa chọn thứ 2 khi mà lựa chọn thuốc ức chế men XO không đem lại hiệu quả. 

Nếu kết hợp hai nhóm thuốc kể trên với nhau còn cho thấy kết quả đáng kinh ngạc là aicd uric giảm nhanh đồng thời giải quyết được vấn đề với những hạt tophi.

Thuốc được chống chỉ định đối với những bệnh nhân gặp vấn đề về sỏi thận. 

Nhóm thuốc thuộc nhóm tăng bài thải acid uric này bao gồm: probenecid, benzbromarone, lesinurad. Một số thuốc khác cũng có công dụng giúp tăng thải acid uric nhưng chưa rõ cơ chế như fenofibrate và losartan… và chưa được chấp thuận.

2.1. Probenencid

Đây là thuốc ức chế men URAT1. Thuốc này không có tính chọn lọc và tương tác với nhiều loại thuốc vì vậy nó chưa được đưau vào sử dụng điều trị nhiều trên lâm sàng.


(Còn tiếp)

Tác giả: NVD