Nhóm có nguy cơ mắc bệnh gout đầu tiên là nam giới trong độ tuổi sau 40. Theo thống kê cho biết trong tổng số những người bị chẩn đoán mắc bệnh gout thì trong đó có đến hơn 80% là đàn ông trên 40 tuổi.
Lý giải cho điều này các chuyên gia cho biết do nam giới ở độ tuổi này có thói quen bia rượu hoặc ăn uống nhiều thực phẩm là đạm động vật đặc biệt trong số đó phải kể đến thói quen ăn nhậu với nội tạng động vật hoặc vừa uống bia rượu vừa ăn lẩu (tổng hợp các loại thịt hay hải sản - tiêu thụ quá mức).
Bên cạnh đó nam giới ở độ tuổi này ít có thói quen vận động kèm theo việc hút thuốc lá thường xuyên làm nguy cơ mắc bệnh gout cũng cao hơn nhiều so với nam giới ở độ tuổi nhỏ hơn hoặc so với nữ giới.
Ngoài nam giới trên 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh gout thì phụ nữ trong và sau độ tuổi mãn kinh cũng có nguy cơ bị căn bệnh này.
Và mặc dù thì tỷ lệ mắc bệnh không nhiều như độ tuổi trung niên ở nam giới nhưng phụ nữ khi ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh cũng có nguy cơ mắc bệnh gout cao do cơ thể có một loạt những sự thay dổi liên quan tới nồng đọ hormone và trong đó có cả chỉ số acid uric trong máu kèm theo là vấn đề chuyển hoá chúng.
Cụ thể đó là việc suy giảm nội tiết tố estrogen giai đoạn mãn kinh khiến cho việc bài tiết acid uric của thận gặp trở ngại, trở nên chậm chạp hơn. Thêm vào đó có thể là thói quen ăn uống không lành mạnh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
Vì vậy mà nhóm phụ nữ đang ở giai đoạn tiền mãn kinh, trong mãn kinh và sau mãn kinh nên thường xuyên kiểm tra các vấn đề về sức khoẻ, trong đó có dự phòng bệnh gout.
Theo những nghiên cứu đã chứng minh thì những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh gout cao tới gấp 5 lần những người có thể trạng bình thường.
Nguyên nhân là người béo phì rơi vào tình trạng quá "thừa mỡ" khiến cho quá trình đào thải acid uric của thận bị lâu hơn so với việc tích tụ chúng ở trong máu. Hơn thế nữa nhóm người bị béo phì lại có sở thích ăn đồ nhiều chất đạm và các món ăn dầu mỡ, chiên xào khiến cho tình trạng lại trở nên đầy nguy cơ hơn.
Khoa học hiện đại đã chỉ ra một điều là có 5 loại gen di truyền có liên quan tới nguy cơ mắc bệnh gout - và đa số loại gen này có thể di truyền từ đời trước sang tới thế hệ sau. Nói cách khác nếu như ông bà hay bố mẹ bị gout thì con sinh ra có nguy cơ mắc bệnh gout là rất cao.
Do vậy nếu như trong gia đình từng có người bị gout thì cần phải dự phòng sớm để bảo vệ sức khoẻ.
Những người có chế độ ăn uống thiếu khoa học là nhóm người có nguy cơ mắc bệnh gout cao. Như thế nào là ăn uống thiếu khoa học? Đó là chế độ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đạm động vật, uống rượu bia nhiều, thói quen ăn uống không đúng giờ giấc,...
Đây cũng chính là lý do khiến gout trở thành nguy cơ tiềm ẩn đối với nhiều bạn trẻ.
Đau khớp có phải là dấu hiệu của bệnh gout?
Bệnh gout thường đau ở đâu? Vị trí cơn đau gout
Phòng khám đa khoa Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.
Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – Số 583 Sư Vạn Hạnh, P.13, Q.10, TP.HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.7307.8999 để được tư vấn.
Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/