Các loại thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout cần cực kỳ chú ý khi sử dụng

Tham vấn chuyên môn:
Các loại thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout cần cực kỳ chú ý khi sử dụng
Có những loại thuốc khi sử dụng có thể dẫn tới các tác dụng phụ như thuốc cạnh tranh thải tiết với acid uric ở ống thận làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout,....

Thực tế thì có khá nhiều người bị nhầm lẫn hội chứng tăng acid uric trong máu là bệnh gout và sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh gout luôn. Điều này không những không có tác dụng gì mà còn có thể gây nguy hiểm.

Vậy như thế nào là tăng acid uric trong máu và như thế nào là bệnh gout? Với những trường hợp mà acid uric trong máu tăng cao do chúng được tạo ra nhiều còn thải ra lại ít thì sẽ được gọi là tăng acid uric trong máu. Còn bệnh gout là bệnh gây tăng acid trong máu kèm theo đó là sự lắng đọng của nhóm acid này gây ra các tổn thương về khớp hoặc những tổ chức cơ quan khác.

Do vậy mà thuốc dùng để điều trị chứng acid uric trong máu tăng cao sẽ khác so với thuốc dùng để điều trị bệnh gout

Nhóm thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout:

1. Thuốc corticoid

Thuốc corticoid là thuốc thường được sử dụng để giảm các cơn đau dữ dội trong bệnh viêm khớp và thoái hóa khớp. Đây là một nguyên nhân khiến bệnh nhân bị tăng nguy cơ mắc bệnh gout - vì nhóm thuốc này thực sự là một con dao hai lưỡi.

Về mặt công dụng thì thuốc corticoid có thể nhanh chóng làm giảm nhẹ các triệu chứng liên quan tới các cơn đau khớp nhưng lại có thể khiến nhiều tác dụng phụ xảy ra như tăng huyết áp, đục thủy tinh thể, tiểu đường hay tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

Nói về việc corticoid làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout là do nhóm thuốc này cạnh tranh với việc bài thải với acid uric ở ống thận - do đó khiến cho nồng độ acid uric được thải ra ít và chúng sẽ tăng cao trong máu.

Khi mà chúng đạt ngưỡng hòa tan đủ sẽ gây ra kết tủa tinh thể muối urat và gây ra cơn gout cấp. Chính vì vậy, bệnh nhân mắc bệnh khớp không được lạm dụng thuốc chứa corticoid.

2. Aspirin

Aspirin là thuốc được sử dụng trong điều trị các bệnh viêm khớp và chúng gây ra nhiều tác dụng phụ tới hệ tiêu hóa chẳng hạn như viêm loét dạ dày tá tràng hoặc nặng hơn là xuất huyết tiêu hóa.

 luôn được dùng rộng rãi trong điều trị viêm khớp, dù có nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như viêm, loét dạ dày tá tràng và xuất huyết tiêu hóa. Tuy nhiên khi các loại thuốc chống viêm không chưa steroid khác ít tác dụng phụ hơn ra đời thì aspirin đã được thay thế khá nhiều.

Tuy vậy thì liều thấp của aspirin vẫn được sử dụng để chống ngưng kết tập tiểu cầu và dự phòng những biến chứng tắc mạch do huyết khối, từ đó được sử dụng như một loại thuốc giúp hạ sốt và giảm đau. Và việc dùng aspirin liều thấp (ít hơn 2g/ngày) cũng là nguyên nhân của bệnh gout thứ phát, liều cao trên 2g/ngày lại làm tăng việc thải acid uric qua thận dẫn đến giảm acid uric máu.

Vì thế có thể nói aspirin cũng là loại thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout cần được lưu ý.

3. Thuốc lợi tiểu

Nhóm thuốc lợi tiểu bao gồm những thuốc nhóm có tác dụng lên quai thận (ethacrynic acid, furosemide...), nhóm thiazide (bendroflumethiazide, chlorthalodone, hydrochlorothiazide...) hay nhóm giữ K+ (amiloride, spironolactone, triamterene)...

Nhóm thuốc này được sử dụng nhiều cho những bệnh nhân bị mắc các bệnh tim mạch chẳng hạn như suy tim, tăng huyết áp, bị các bệnh thận như viêm cầu thận hay suy thận,...

Tất cả nhóm thuốc lợi tiểu (trừ spironolacton là không gây ảnh hưởng đến việc thải trừ acid uric) đều cóthể tăng khả năng làm khiến nồng độ acid uric trong máu bị tăng từ đó dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh gout do làm giảm đi sự thải tiết acid uric qua ống thận.

Do vậy mà người bệnh nếu như phải sử dụng thuốc lợi tiểu thì cần thiết phải theo dõi mức độ tăng giảm của acid uric hay dấu hiệu của các cơn gout cấp để xem xét tới việc giảm liều dùng thuốc lợi tiểu. Cần nhớ việc giảm liều thuốc do bác sĩ chỉ định khi tình trạng lâm sàng của bệnh nhân đáp ứng.

4. Thuốc chống lao

Những thuốc hay được chỉ định trong các phác đồ thuốc chữa trị bệnh lao hiện nay (thường cần phải kết hợp với nhiều loại thuốc khác như streptomycin, rifampicin, isoniazid, ethambutol, pyrazinamid...) cũng là một trong những thủ phạm chính làm tăng nồng độ acid uric trong máu và có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

Cụ thể, thuốc pyrazinamid thì gây tăng cao chỉ số acid uric và có thể khởi động cơn gout cấp vài tuần sau khi dùng thuốc. Còn ethambutol thì có thể làm xuất hiện những cơn gout cấp do làm giảm thải tiết acid uric niệu. 

Tuy nhiên thì phản ứng tăng nồng độ acid uric lại chứng tỏ rằng bệnh nhân đang tuân thủ đúg dùng thuốc trị lao và không cần phải sử dụng thuốc hạ acid uric máu nếu như chưa xảy ra cơn gout cấp. 

Việc uống thuốc điều trị lao là vô cùng cần thiết vì thế người bệnh không được tự ý bỏ thuốc ngay cả khi xuất hiện cơn đau khớp do bệnh gout cấp gây ra. Tuy nhiên hãy nói với bác sĩ kê đơn thuốc của bạn để có hướng khắc phục tình trạng này.

5. Các loại thuốc khác

Một số loại thuốc khác cũng có tiềm năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout gây ra cơn gout thứ phát như omeprazol,  nhóm thuốc hóa trị trong điều trị ung thư, đặc biệt là đối với ung thư máu dòng tủy cũng làm gia tăng việc phá hủy tế bào và tăng sinh sản xuất ra acid uric từ đó gây ra cơn gout cấp tính.


Tác giả: Phạm Thanh