Bệnh gout là dạng bệnh viêm khớp gây ra các cơn đau đột ngột kèm theo biểu hiện sưng khớp. Những cơn đau và sưng khớp thường xuất hiện đầu tiên ở các khớp ngón chân cái nhưng nó cũng có thể xảy ra ở các khớp chi khác. Cơn đau có thể rất dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm.
Có một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc cả bệnh tiểu đường và bệnh gout. Tuy vậy thì đừng lo lắng vì bạn có thể kiểm soát được nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh lý này.
Bệnh gout thường xảy ra do lượng acid uric trong máu bị tích tụ lại hay còn được gọi là hiện tượng tăng acid uric trong máu. Acid này là một dạng chất thải mà cơ thể bạn tạo ra do các purin bị phá vỡ, những chất có trong mô cơ thể và của một số thực phẩm.
Theo nguyên tắc thông thường thì acid sẽ hòa tan trong máu của bạn và đi qua thận rồi ra bên ngoài cơ thể khi đi tiểu.
Nếu như cơ thể bạn tạo thêm lượng acid uric hay nếu như thận không sản xuất được đầy đủ thì nồng độ acid uric trong máu sẽ trở nên cao bất thường. Và theo thời gian thì các acid uric lắng đọng thành những tinh thể muối urat và mắc kẹt lại trong khớp và mô mềm từ đó gây ra bệnh gout.
Cuộc tấn công đầu tiên của bệnh gout có thể kéo dài từ 7 cho tới 10 ngày. Theo thống kê thì có khoảng 85% người bệnh có cơn đau gout thứ 2 quay trở lại trong vòng 3 năm.
Bệnh gout cũng có yếu tố di truyền nên nếu như cha mẹ hoặc anh chị em trai ruột bị bệnh thì bạn cũng có thể cần đề phòng sớm.
Những người bị mắc tiểu đường type 2 có nhiều khả năng gặp tình trạng tăng aicd uric trong máu. Những người bị bệnh gout và hội chứng tăng acid uric trong máu cũng có thể tăng nguy cơ bị tiểu đường.
Tất nhiên không phải ai bị tăng acid uric trong máu cũng đều bị bệnh gout nhưng nguy cơ bị bệnh gout sẽ tăng lên khi acid uric tăng.
Bệnh tiểu đường type 2 là bệnh xảy ra khi cơ thể không chuyển hóa tốt insulin và đường ở trong máu thay vì được chuyển hóa thành năng lượng nuôi các tế bào. Đây còn được gọi là hiện tượng kháng insulin.
Những nghiên cứu cho thấy vấn đề này đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh gout là tăng acid uric trong máu có thể làm cho tình trạng kháng insulin trở nên tồi tệ hơn.
Có nhiều yếu tố sức khỏe khác cũng có vai trò tương tự khi 2 vấn đề trên xảy ra ngoài mối liên quan giữa bệnh gout và tiểu đường:
- Béo phì: Gần 90% những người bị tiểu đường type 2 sẽ bị thừa cân hoặc béo phì. Những người béo phì thường có nguy cơ bị bệnh gout cao gấp 4 lần với nhóm người có cân nặng bình thường. Khi cơ thể nặng hơn khả năng loại bỏ acid uric của thận cũng kém hơn.
- Các tình trạng sức khỏe khác: khỏang 80% những người bị mắc bệnh tiểu đường type 2 cũng bị huyết áp cao. Điều này làm tăng nồng độ acid uric và cũng liên quan tới tình trạng kháng insulin của cơ thể.
Mặc khác bệnh gout và bệnh tiểu đường cũng có liên quan tới các tổn thương về tim mạch và bệnh thận.
- Tuổi tác: Nếu bạn trên 45 tuổi thì bạn có nguy cơ mắc cả tiểu đường và bệnh gout.
Đau khớp có phải là dấu hiệu của bệnh gout?Phòng khám đa khoa Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.
Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – Số 583 Sư Vạn Hạnh, P.13, Q.10, TP.HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.7307.8999 để được tư vấn.
Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/
Nguồn dịch: https://www.webmd.com/diabetes/the-link-between-diabetes-and-gout#1