Những điều cần biết về cơn gout cấp tính

Tham vấn chuyên môn:
Những điều cần biết về cơn gout cấp tính
Cơn gout cấp tính là giai đoạn giữa trong các giai đoạn tiến triển của bệnh gout. Ở giai đoạn này nếu như không có những can thiệp y tế kịp thời thì bệnh gout có thể chuyển biến sang giai đoạn mãn tính - là một chuyển biến bệnh rất xấu cần đề phòng.

1. Cơn gout cấp tính là gì?

Cơn gout cấp tính là giai đoạn giữa trong các giai đoạn tiến triển của bệnh gout. Ở giai đoạn này nếu như không có những can thiệp y tế kịp thời thì bệnh gout có thể chuyển biến sang giai đoạn mãn tính - là một chuyển biến bệnh rất xấu cần đề phòng.

2. Nguyên nhân gây ra cơn gout cấp tính

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cơn gout cấp tính ở lần đầu tiên thường xảy ra ở nam giới có độ tuổi từ 35 tuổi cho đến 55 tuổi.

Nguyên nhân dẫn đến cơn gout cấp tính:

- Rối loạn chuyển hoá acid uric trong cơ thể từ đó dẫn tới vấn đề tăng acid uric trong máu, về lâu dài khiến chúng kết tủa và lắng đọng lại thành các tinh thể muối urat ở khớp và những tổ chức quanh khớp như sụn khớp,... gây ra các cơn đau nhức và sưng tấy.

- Chế độ ăn uống không lành mạnh:

+ Tiêu thụ quá nhiều nhóm thực phẩm có chứa purin như thịt đỏ, nội tạng động vật hay hải sản

+ Thói quen sử dụng đồ uống có cồn như rượu bia

Được biết, nồng độ acid uric trong máu người bình thường từ 208-327μmol/l. Khi nồng độ trên 416,5μmol/l, được gọi là hội chứng tăng acid uric trong máu.

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh gout cấp tính

Dấu hiệu nhận biết cơn gout cấp tính cũng khá dễ, cụ thể như sau:

- Các cơn đau kèm theo biểu hiện sưng tấy và đỏ, nóng rát ở vị trí khớp, đặc biệt lưu ý ở khớp ngón chân cái, khớp cổ chân, khớp gối hay khớp của ngón tay và bàn tay.

- Những vị trí khớp ngoài sưng còn có hiện tượng phù nề kèm theo bong tróc hoặc căng bóng, cơn đau dữ dội dù cho một động chạm nhẹ.

- Cơn đau gout cấp tính thường xảy ra vào ban đêm hoặc đau lúc sáng sớm

- Thời gian cơn đau gout cấp tính thường diễn ra và đau nhất từ 12 - 24 giờ đầu tiên. Cơn đau gout cấp tính này có thể tái đi tái lại nhiều lần trong một năm.

4. Làm gì khi bị gout cấp tính?

Sau khi xác định đó là những cơn gout cấp tính thì các bác sĩ có thể chỉ định phương pháp y tế can thiệp chẳng hạn như kiểm soát cơn đau và ức chế sự viêm nhiễm khớp có thể xảy ra:

- Thuốc không steroid hay còn gọi là NSAIDS. Thuốc này được sử dụng trong các đợt gout cấp tính thông thường gồm có ibuprofen 800 mg sử dụng từ ba đến bốn lần mỗi ngày hay indomethacin 25-50 mg x 4 lần/ngày. 

Lưu ý khi cơn gout cấp tính được giải quyết thì cũng cần ngưng sử dụng loại thuốc này.

- Colchicine: Colchicine dạng tiêm tĩnh mạch là một loại thuốc mang độc tính nghiêm trọng và có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vì vậy mà colchicine chỉ nên được dùng ở dạng uống . Liều uống Colchicin đường uống cao (1,2 mg, tiếp theo là 0,6 mg mỗi giờ đối với 6 liều). 

Trong từng ca cụ thể, để giảm được độc tính của nhóm thuốc này với chức năng thận của người bệnh thì bệnh nhân bị gout cấp tính có thể được chỉ định dùng Colchicine với hàm lượng thấp hơn và có thể kết hợp với thuốc thuộc nhóm NSAIDs.

- Corticosteroid: Đối với những bệnh nhân có gout cấp tính chống chỉ định với nhóm thuốc NSAID thì Corticosteroids là lựa chọn tiếp theo. 

Thuốc Corticosteroid có thể được sử dụng bằng cách tiêm vào khớp (steroid nội mạch) hay sử dụng dưới dạng dạng uống. Những steriod khi được tiêm trực tiếp vào khớp hữu ích nếu như chỉ có một hay hai khớp bị tác động và bác sĩ chữa trị cần phải có kỹ năng thành thạo trong việc tiêm vào những khớp này. 

Liều dùng Corticosteroid có thể là uống từ 30-40 mg mỗi ngày, giảm dần trong 10-14 ngày.

Tuy rất tiện dụng và giúp giảm nhanh các cơn đau gout cấp tính tuy nhiên các loại thuốc trên không trị được hoàn toàn bệnh gout cấp tính. Nếu như ngưng sử dụng thì vấn đề cơn đau gout cấp tính lại xuất hiện mà việc sử dụng thuốc lâu ngày sẽ có những tác dụng phụ không mong muốn nhất định, chẳng hạn như suy giảm hoạt động của gan, thận hay dạ dày.

5. Lưu ý về chế độ dinh dưỡng khi bị gout cấp tính

Trong thời gian bị gout cấp tính, người bệnh cần phải được chăm sóc dinh dưỡng kỹ lưỡng vì cơn đau gout cấp tính có liên quan mật thiết tới triệu chứng sưng đau của cơ thể. Cụ thể:

- Tránh ăn hoặc hạn chế tiêu thụ những thực phẩm có chứa nhiều purin:

+ Nội tạng động vật

+ Thịt đỏ trong đó bao gồm cả thịt xông khói, thịt bò, thịt lợn hay thịt cừu

+ Thịt gia cầm

+ Các loại cá như cá cơm, cá mòi, cá trích, cá thu và sò điệp

+ Nước mắm

- Tránh xa bia rượu, đồ uống có cồn

- Tích cực bổ sung những thực phẩm có công dụng hỗ trợ việc giảm viêm sưng như cà chua, dầu oliu, các loại rau lá xanh như rau bina, rau cải xoăn, rau bắp cải; các loại hạt (hạnh nhân, quả óc chó); cá béo (cá hồi, cá thu, cá mòi); trái cây, đặc biệt các loại quả thuộc họ dâu (dâu tây, quả việt quất), anh đào và cam; sữa ít béo hoặc không béo; sữa chua ít chất béo.

- Uống 2 đến 3 lít nước mỗi ngày để có thể tăng cường đào thải acid uric ra khỏi cơ thể

- Chế độ sinh hoạt nhẹ nhàng, không vận động mạnh, quá sức…

- Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan và tránh căng thẳng hoặc stress quá mức.


Tác giả: Phạm Thanh