Một số bài tập giúp phục hồi khớp, tăng cường thể trạng cho bệnh nhân gout

Tham vấn chuyên môn:
Một số bài tập giúp phục hồi khớp, tăng cường thể trạng cho bệnh nhân gout
Để đẩy lùi và phòng tránh bệnh gout quay trở lại, việc tuân thủ phác đồ điều trị và có kế hoạch luyện tập là những cách hữu hiệu giúp bệnh nhân gout nhanh chóng phục hồi.

Khi bị bệnh gout, ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị và chế độ ăn uống nghiêm ngặt, bệnh nhân cũng cần phải luyện tập đều đặn nhằm mục đích giảm đau và phục hồi các chức năng xương khớp

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị bệnh gout hữu hiệu vì ngoài việc giảm đau và ngăn ngừa hình thành các cơn đau nhức, các bài tập này còn giúp phục hồi xương khớp, giúp bệnh nhân đi lại và vận động tốt hơn. 

Gout là bệnh lý khởi phát khi tồn tại quá nhiều lượng axit uric trong máu và các tinh thể urat hình kim lắng đọng tại các khớp. Các cơn đau ở bệnh nhân gout đầu tiên có thể xuất hiện ở khớp ngón chân cái và sau đó xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay,…gây đau nhức dữ dội cho người bệnh. Bệnh gout nếu không được điều trị dứt điểm, nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch và thận là rất cao. 

Bên cạnh các phương pháp chữa bệnh bằng thuốc hoặc trị liệu khác, bệnh nhân gout trong quá trình phục hồi cần áp dụng một số bài tập để cải thiện chức năng khớp, giúp đi lại và vận động bình thường. 

Một số bài tập giúp phục hồi khớp cho bệnh nhân gout

Bài tập 1: xoa bóp cho bệnh nhân Gout

- Bước 1: Bệnh nhân xoa hai bàn tay cho nóng.

- Bước 2: Ôm đầu gối trái trước, xoa lên xuống từ 3 đến 5 phút.

- Bước 3: Dùng 2 ngón trỏ chà xát nửa vòng tròn đầu gối bên dưới, còn 2 ngón cái cũng làm động tác như thế ở nửa vòng tròn đầu gối ở trên, tạo thành vòng tròn xoa bóp cho khớp gối. Trong tuần đầu, mỗi bên đầu gối cần được xoa bóp 5 – 7 phút, cả hai bên được 10 – 15 phút.

Với bài tập phục hồi khớp này, người bệnh có thể thực hiện hàng ngày, xoa bóp huyệt 2 lần khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ. Các tuần sau đó có thể tăng thêm thời xoa bóp nhiều hơn. 

Bài tập 2: tập thẳng khớp cho bệnh nhân gout

Công dụng của bài tập này là giúp giảm sự cứng khớp, tăng lưu thông máu. Ngoài ra tập thẳng khớp còn giúp các khớp trở nên linh hoạt hơn. Người bệnh có thể thực hiện như sau:

- Đầu tiên đứng thẳng người, chân rộng bằng vai sau đó đưa tay lên cao rồi từ từ hạ tay xuống chạm ngón chân. 

- Động tác này sẽ giúp cho đầu gối thẳng và làm giảm đi sự căng cứng cũng như bị viêm ở đầu gối.

Bài tập 3: Rèn luyện sức bền cho bệnh nhân gout

Ngoài các bài tập phục hồi khớp, bệnh nhân mắc bệnh gout nên thực hiện một số bài tập cải thiện sức bền, giúp lưu thông máu, chức năng tim, giảm các cơn đau và hỗ trợ điều trị hiệu quả. 

Các bài tập tăng sức bền như

- Bơi lội

- Đạp xe đạp ở cường độ thấp

- Đi bộ quãng ngắn

Tuy nhiên các bài tập này cần được thông qua ý kiến của chuyên gia bởi tùy vào mức độ và tình trạng bệnh vì nếu tập sai cách có thể khiến bệnh nhân bị viêm khớp, thoái hóa khớp. 

Bài tập 4: Tăng cường sức mạnh cho bệnh nhân Gout

Bài tập sức mạnh sẽ giúp cho xương của người bệnh chắc khỏe và chịu đựng tốt các tác động từ bên ngoài. 

Các bạn thực hiện bài tập bằng cách hai chân ngồi xổm hoặc chùn chân và nâng một quả tạ nhẹ. Đây là bài tập nhằm thúc đẩy sự lưu thông máu và ngăn chặn được các phản ứng viêm và sưng cho người mắc bệnh Gout.

Khi thực hiện các bài tập phục hồi chức năng khớp ở bệnh nhân gout, người bệnh cần thực hiện đều đặn, không nên tập ngắt quãng, tập không có kế hoạch vì sẽ không đem lại hiệu quả. Ngoài việc luyện tập, bệnh nhân cũng chú ý tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt bởi ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ tiến triển của bệnh. Bên cạnh đó, việc gặp gỡ bác sĩ và thăm khám thường xuyên cũng là một lời khuyên cho các bệnh nhân gout. 


Tác giả: TMH