Một số tác dụng phụ của thuốc giảm đau gout người bệnh nên cẩn trọng

Tham vấn chuyên môn: - Khoa phẫu thuật ngoại thần kinh cột sống Bệnh viện Việt Đức
Một số tác dụng phụ của thuốc giảm đau gout người bệnh nên cẩn trọng
Các loại thuốc này có công dụng điều trị và giảm đau gout. Tuy nhiên chúng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn

Gout là căn bệnh thường gặp do rối loạn chuyển hóa các nhân purin dẫn đến tăng acid uric máu. Khi acid uric máu tăng đến một mức độ nào đó (mức độ này thay đổi ở từng cá thể) sẽ bị bão hoà ở dịch ngoài tế bào dẫn đến lắng đọng tại các mô, khớp, thận, gây nên các triệu chứng của bệnh gút. Một số dấu hiệu thương gặp của bệnh gút như:

- Khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy và thường xảy ra vào sáng sớm

- Cảm thấy nóng và đau nghiêm trọng ở khớp khi đụng vào Khớp chuyển sang màu sưng đỏ

- Cảm thấy vùng xung quanh khớp ấm lên.

Trước đây, bệnh nhân gour có thể được điều trị chủ yếu bằng colchicin, tuy nhiên ngày nay với sự phát triển của học, thuốc điều trị gút ngày càng đa dạng và hiệu quả hơn. Nhìn chung thuốc điều trị gút chia thành hai nhóm chính là thuốc cắt cơn gout cấp và thuốc phòng cơn, hạ acid uric máu.

Các loại thuốc này có công dụng điều trị và giảm những cơn đau do gout. Tuy nhiên chúng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn

1. Thuốc giảm đau gout dùng trong đợt viêm cấp

Thuốc điều trị cơn gout cấp hiện nay hay dùng là colchicin dạng 1mg/viên nén. Tác dụng của colchicin nhanh, giảm đau trong vòng 48 giờ.

Tuy nhiên bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như:

- Tiêu chảy, nôn đau bụng

- Mệt mỏi

Trường hợp gặp các tác dụng phụ này, bệnh nhân cần được uống thuốc giảm nhu động ruột như loperamid hoặc opium để chống tiêu chảy. Lưu ý colchicin không làm hạ acid uric máu.

Do tác dụng phụ hay gặp trên nên ngày nay có xu hướng dùng các thuốc chống viêm không steroid. Thuốc có tác dụng nhanh, cắt cơn đau trong thời gian ngắn, giảm đau các cơn gút cấp tính. Đây cũng là loại thuốc có hiệu quả tốt tuy nhiên cẩn trọng với nguy cơ bị viêm dạ dày. Các tác dụng phụ khác cũng có thể gặp như tăng men gan, suy giảm chức năng thận, phù chân.

Corticoid là loại thuốc rất hạn chế được chỉ định, chỉ có bác sĩ chuyên khoa khớp mới được kê đơn cho bệnh nhân sử dụng dựa trên tình trạng thực tế của bệnh nhân.

Nhiều loại thuốc giảm đau gout cấp được bác sĩ kê đơn để người bệnh gout sử dụng trong trường hợp đau gout cấp tính.

2. Thuốc chống viêm không steroid giảm đau gout

Đây là loại thuốc được dùng hầu hết trong các trường hợp bị đau xương khớp cấp tính với công dụng giảm đau và chống viêm nhanh chóng. Thông thường, người bệnh sử dụng thuốc NSAID trong 5 – 7 ngày liền khi người bệnh bị viêm đau mà chưa sử dụng colchicin hoặc dùng phối hợp với loại thuốc dự phòng khác. Tùy vào từng bệnh án mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc nào thích hợp.

Thuốc giảm đau gout steroid có một số chú ý như sau:

- Thận trong khi dùng với người cao tuổi

- Không tốt với bệnh nhân bị thận, viêm loét dạ dày, tá tràng

- Bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông chỉ nên sử dụng thuốc này trong thời gian ngắn với liều lượng thấp.

3. Thuốc giảm đau Gout - Corticosteroid

Corticosteroid cũng là loại thuốc giảm đau gout cấp được chỉ định. Bệnh nhân có thể sử dụng trong trường hợp cơn đau cấp, tuy nhiên chỉ sử dụng cho những người bị gout đa khớp bằng tiêm hay bằng đường uống, rất khó điều trị bằng các phương pháp khác.

Thế nhưng, do thuốc có nhiều tác dụng phụ và do tình trạng lạm dụng thuốc ở nước ta nên thuốc này không được khuyến khích sử dụng. Cắc tác dụng phụ được cảnh báo của thuốc giảm đau gout này có thể:

- Có thể gây phù, gây rối loạn chuyển hóa lipid và làm đọng mỡ lại ở trên mặt, cổ và lưng, người dùng nhiều có thể bị béo phì, béo mặt, phù nề vùng cổ và lưng.

- Gây cảm giác thèm ăn làm cho người dùng thuốc ăn ngon hơn.

- Làm loãng xương, tăng huyết áp, gây huyết khối làm nghẽn mạch, có thể gây loét dạ dày, làm giảm sự đề kháng của cơ thể dễ dẫn đến nhiễm trùng (dễ bị lao, nếu đã bị lao sẽ làm bệnh nặng thêm, hoặc các bệnh nấm).

Nếu bệnh nhân dùng corticoid trong thời gian dài có nguy cơ phải đối mặt với nguy cơ teo tuyến thượng thận, do vậy bệnh nhân cần hết sức cẩn trọng tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. 

Gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực y tế, Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Với hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.

Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – 468 Nguyễn Trãi - Phường 8 - Quận 5 – TP. HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.730.8999 để được tư vấn.

Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/

Xem thêm:

=>>  Những thói quen này chính là nguyên nhân gây bệnh gout mà rất nhiều người mắc phải

=>>  Cách phân biệt gout cấp tính và gout mãn tính

vietlife healthcare final logo

Tác giả: TMH