Biến chứng của bệnh gout- nỗi ám ảnh của nhiều người

Biến chứng của bệnh gout- nỗi ám ảnh của nhiều người
Xã hội ngày càng hiện đại, thói quen ăn uống nhiều đạm, dầu mỡ và rượu bia khiến tỷ lệ người mắc bệnh gout ngày càng tăng cao. Bệnh không gây tử vong cấp tính nhưng để lại những biến chứng của bệnh gout nguy hiểm khiến chúng ta không lường trước được.

1. Biến chứng của bệnh gout

1.1. Sự hình thành hạt tophi là một biến chứng bệnh gout

Hạt tophi xuất hiện là một trong những tiêu chí cho thấy người bệnh đã bắt đầu bước vào giai đoạn cuối của bệnh gout. Bệnh nhân gout thường quan tâm nhiều hơn đến sự đau đớn do các cơn gout cấp gây ra mà ít khi nghĩ đến những hạt tophi nhỏ đang bắt đầu hình thành.

Hạt tophi thường lớn dần và phát triển gần nhau tạo thành từng cụm khối u lớn. Các khối u này không gây đau đớn cho đến khi nó vỡ ra, chảy dịch axit uric gây nhiễm trùng nghiêm trọng. Hạt tophi còn phá hủy các khớp xương, làm tổn hại các cơ quan khác. Hạt tophi có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trong cơ thể. Nếu xuất hiện ở trong tim, tophi có thể khiến cho người bệnh tử vong.

1.2. Biến chứng bệnh gout hình thành các hạt sỏi urat ở thận

Sỏi urat của thận: là loại sỏi không cản quang, chỉ có thể phát hiện qua siêu âm hệ tiết niệu. Viêm thận kẽ, viêm đài bể thận, nhiễm trùng hệ tiết niệu do ứ nước ứ mủ do sỏi urat.

Suy thận mạn: Làm giảm thải acid uric, tăng nguy cơ bị cơn gout cấp, khó khăn khi dùng thuốc chống viêm.

1.3. Các biến chứng bệnh gout do dùng chống viêm giảm đau

Viêm loét dạ dày tá tràng, ruột non. Tăng đông ở bệnh nhân bị chứng mạch vành. Tăng suy thận. Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

1.4. Các biến chứng bệnh gout do dùng colchicin.

Tiêu chảy cấp, đặc biệt khi dùng quá liều. Các biến chứng do bị dị ứng thuốc (như allopurinol, kháng sinh…): bệnh nhân bị gout thường có cơ địa rất dễ bị dị ứng, thậm chí có bệnh nhân dị ứng tất cả các thuốc điều trị gout.

1.5. Các biến chứng do bị dị ứng thuốc như allopurinol, kháng sinh.

Đây đều là những biến chứng nguy hiểm, vì vậy bệnh nhân mắc bệnh gout mãn tính nên điều trị tốt, tránh dẫn đến các biến chứng này. Người bị bệnh gout mãn tính nên tránh các vận động mạnh.

Khi cơ thể đang bị bệnh, xương khớp đau nhức, người bệnh không nên cố gắng hoạt động, nhất là những hoạt động mạnh khiến cơ thể mất sức. Người bệnh nên nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng để cơ thể có thể hồi phúc nhanh nhất. Ngoài ra, việc vận đọng sẽ khiến các vùng xương đang sưng đau bị ảnh hưởng, dễ khiến bệnh gout biến chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài top 5 biến chứng bệnh gout kể trên thì còn các biến chứng bệnh gout do dùng corticoid: đây là một gánh nặng lớn, thuốc nhóm này rẻ, dễ mua, giảm đau nhanh chóng nên hay bị lạm dụng. Vì lợi nhuận người ta có thể nghiền nhỏ, pha trộn thành các gói bột, viên hoàn tán, dạng chai dịch… bán với giá cao.

Bệnh nhân uống thấy giảm đau tốt nghĩ là thuốc đắt tiền tốt, lần sau bị lại uống. Thuốc nhóm này làm giảm thải acid uric qua thận nên làm acid bị tích tự lại thành các hạt tophi, bệnh trở nên mãn tính.

Một loạt các tác dụng phụ khác của corticoid: làm tăng nguy cơ loãng xương, tăng huyết áp, đái tháo đường, đục thủy tinh thể, xuất huyết tiêu hóa, suy thượng thận…

2. Cần làm gì để hạn chế sự gia tăng và biến chứng của bệnh gout?

- Để hạn chế các biến chứng do bệnh gout gây ra, người bệnh cần được khám chuyên khoa xương khớp càng sớm càng tốt mỗi khi có đau, viêm khớp. Song song với việc dùng thuốc, rất cần kết hợp ăn kiêng và tăng lượng nước uống, theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.

Các loại phủ tạng động vật, hải sản, rượu, bia, chất uống có cồn tuy là loại "khoái khẩu" nhưng sẽ làm gia tăng và tái phát bệnh gout nên cần tránh hoặc hạn chế sử dụng.

- Cần thực hiện chế độ ăn giảm đạm, giảm mỡ, giảm cân (nếu béo phì), ăn nhiều rau, trái cây và uống nhiều nước (khoảng 1,5-2 lít nước/ngày), đặc biệt là nước khoáng kiềm (để tăng cường thải tiết acid uric qua nước tiểu). Cần bỏ rượu, bia (kể cả rượu vang, rượu thuốc) và không nên để bị đói (vì acid uric trong máu tăng cao khi đói).

Nên có chế độ sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh mỏi mệt cả về tinh thần lẫn thể chất (tránh lạnh, lao động quá mức, chấn thương, stress...). Ngoài ra, bệnh nhân gout cần tránh dùng một số loại thuốc có thể làm tăng acid uric máu như các thuốc lợi tiểu, corticoid, aspirin.

Các bài tập nhẹ giúp giảm đau gout, hỗ trợ điều trị và tăng cường chức năng xương khớp
4 phương pháp giảm đau do gout hiệu quả người bệnh nên áp dụng


Phòng khám đa khoa Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.

Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – Số 583 Sư Vạn Hạnh, P.13, Q.10, TP.HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.7307.8999 để được tư vấn.

Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/

Biến chứng của bệnh gout- nỗi ám ảnh của nhiều người - Ảnh 5.

Tác giả: Lan Dương