8 nguyên tắc hữu ích mà người bị bệnh gout nên áp dụng để có một cuộc sống khỏe mạnh

Tham vấn chuyên môn: - Khoa phẫu thuật ngoại thần kinh cột sống Bệnh viện Việt Đức
8 nguyên tắc hữu ích mà người bị bệnh gout nên áp dụng để có một cuộc sống khỏe mạnh
Đau đớn và khó chịu là những gì mà bệnh nhân bị bệnh gout thường xuyên gặp phải. Tuân thủ 8 nguyên tắc dưới đây để bệnh nhân chung sống hòa bình với căn bệnh gout.

Bệnh gout từng biết đến là căn bệnh của nhà giàu. Điều này xảy ra bởi vì liên quan với việc sử dụng rượu và chế độ ăn phong phú. Hiện nay, việc bị bệnh gout đã trở nên phổ biến.

Gout là một loại viêm khớp, được gây ra do hàm lượng acid uric trong máu cao. Bệnh có thể tiến triển trong vòng nhiều năm mà không có bất kỳ triệu chứng nào, cho tới khi có một cơn gout bùng phát.

Nếu hàm lượng acid uric trong máu vẫn cao kéo dài, bệnh có thể tiến triển thành gout mạn tính với nhiều triệu chứng hơn. Sự tích lũy tinh thể acid uric cứng (hay còn gọi là hạt tophi) có thể được hình thành, gây sưng và biến dạng các khớp. Cơn gout tái phát có thể phá hủy xương và sụn.

Bị bệnh gout thường kéo dài cả đời. Một đợt gout cấp có thể khiến bệnh nhân bị bệnh gout không đi được trong vài ngày. 

Tuy nhiên, nếu kiểm soát đúng cách hay tuân thủ đúng các nguyên tắc, bệnh nhân bị bệnh gout hoàn toàn có thể chung sống hòa bình và có một cuộc sống khỏe mạnh.

1. Không tự ý ngưng sử dụng thuốc

- Dùng thuốc hạ acid uric đều đặn theo chỉ định của bác sĩ. 

- Để thuốc giảm đau ở nơi thuận tiện. 

- Dùng thuốc ngay khi có dấu hiệu đỏ hoặc đau. 

Bệnh nhân cũng cần tìm hiểu các giải pháp để kiểm soát cơn đau do bị bệnh gout.

2. Cần theo dõi hàm lượng acid uric với bệnh nhân bị bệnh gout

- Không bỏ lỡ những cuộc hẹn với bác sĩ. 

- Kiểm tra hàm lượng acid uric máu thường xuyên.

- Kiểm soát những bệnh đồng mắc khác như tiểu đường, huyết áp cao...

3. Thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn của người bị bệnh gout

- Ăn uống cân bằng. Lựa chọn thực phẩm sai có thể làm bệnh trầm trọng thêm. Hạn chế hấp thu những thực phẩm giàu purin như thịt, cá mòi, cá thu, sò, ốc, đậu xanh... Chúng làm tăng hàm lượng acid uric máu và làm tồi tệ thêm các triệu chứng bệnh gout.

- Tránh carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng, bánh quy. Tránh những loại nước trái cây nhân tạo và đồ uống có ga chứa nhiều fructose vì fructose làm tăng đáng kể hàm lượng acid uric máu.

- Duy trì chế độ ăn lành mạnh chứa ít mỡ. Sử dụng sữa và sữa đông ít béo.

- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như nho, dứa, anh đào, quất... Chúng giúp loại bỏ acid uric và cũng phòng ngừa viêm khớp. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, quả anh đào có thể giảm nguy cơ bị các đợt gout tấn công, đặc biệt khi được kết hợp với thuốc hạ axit uric allopurinol.

4. Uống nhiều nước

- Uống ít nhất 8-10 cốc nước mỗi ngày giúp loại bỏ lượng acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể, và giảm nguy cơ hình thành tinh thể trong khớp, do vậy giảm nguy cơ đau đớn do bị bệnh gout.

5. Bỏ thuốc lá và rượu

- Hút thuốc làm cản trở sự trao đổi chất của cơ thể. Cồn, đặc biệt là bia và rượu vang, có xu hướng làm tăng acid uric trong máu cao nhất. Sử dụng đồ uống chứa cồn cũng có thể dẫn tới tích tụ dịch.

6. Người bị bệnh gout cần tích cực hoạt động

- Lối sống ít vận động là một trong những yếu tố chủ yếu khiến bị bệnh gout. 

-Tập luyện thường xuyên không chỉ có lợi cho cơ thể mà còn có thể giúp kiểm soát tình trạng bệnh gout. Nó cũng giúp loại bỏ những bệnh như cholesterol cao, tiểu đường, huyết áp cao, v.v…

7. Duy trì cân nặng vừa phải

- Duy trì cân nặng ở mức vừa phải. Nếu bạn bị thừa cân hoặc béo phì thì cần giảm cân. Nhưng không nên tuân theo chế độ ăn hà khắc. 

- Giảm cân nhanh chóng có thể gây cơn gout. Vì vậy cần giảm cân hợp lý và dần dần.

8. Tránh các tác nhân khiến bị bệnh gout

- Tránh xa những thực phẩm có thể gây cơn gout. Bệnh nhân gout nên tránh cà chua - là tác nhân phổ biến hàng thứ 4 gây cơn gout sau hải sản, rượu và thịt đỏ.

- Một số thuốc chống tăng huyết áp và thuốc lợi tiểu gây mất kali có thể làm tăng hàm lượng acid uric. Tránh dùng những thuốc này. Nếu đang bắt buộc phải dùng, hãy hỏi bác sĩ về lựa chọn thay thế. 

- Những cơn gout cấp thường xảy ra chủ yếu vào buổi tối. Có thể là do mất nước ban đêm, nhiệt độ cơ thể giảm hoặc giảm hàm lượng cortisol ban đêm. Các phương pháp phòng bệnh, đặc biệt vào buổi tối có thể hiệu quả hơn trong việc phòng ngừa cơn gout bùng phát.

Gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực y tế, Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Với hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.

Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – 468 Nguyễn Trãi - Phường 8 - Quận 5 – TP. HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.730.8999 để được tư vấn.

Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/

Xem thêm:

=>>  Một số tác dụng phụ của thuốc giảm đau gout người bệnh nên cẩn trọng

=>>  Những thói quen này chính là nguyên nhân gây bệnh gout mà rất nhiều người mắc phải

vietlife healthcare final logo

Tác giả: LPA