Đây là sai lầm đầu tiên trong điều trị bệnh gout. Mặc dù thì thuốc giảm đau có thể khiến nhưng cơn đau gout dịu đi và người điều trị bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Tuy vậy thì lạm dụng thuốc giảm đau và thuốc hạ acid uric trong máu với một thời gian dài và liên tục sẽ gây ra hiện tượng nhờn thuốc, nguy hiể hơn nữa là nhóm thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm liên quan tới các cơ quan khác như gan, thận, dạ dày hay tá tràng,...
Có không ít các trường hợp nghĩ là thuốc kháng sinh có thể điều trị bệnh gout, giúp ích cho những cơn đau của họ nhưng thực tế thì thuốc khang sinh lại không hề có hiệu quả trong vệc điều trị những cơn đau do bệnh gout gây ra hay giúp làm hạ nồng độ acid uric trong máu.
Hơn nữa việc lạm dụng kháng sinh chưa bao giờ là tốt cả. Lạm dụng kháng sinh có thể gây ra những phản ứng như:
- Những lợi khuẩn trong đường ruột bị tiêu diệt
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh tự miễn
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp như hen suyễn
- Tổn thương gan
- Tạo ra các siêu vi khuẩn có hại
- Tăng 1.5 lần nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, buồng trứng, phổi, thận, ruột kết và các bệnh nội tiết, da, tuyến giáp.
Có một thực tế là nhiều người trẻ cho rằng gout chỉ xảy ra ở người trung tuổi nên việc điều trị bệnh gout như thế nào, dấu hiệu ra sao,... họ không hề quan tâm.
Bởi dấu hiệu con gout cấp ở giai đoạn 1 khá mờ nhạt và rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm khớp nên người trẻ lại càng nhanh chóng bỏ qua khi gặp các dấu hiệu này. Chính điều này dẫn đến việc điều trị bệnh gout bị chậm trễ. Khi can thiệp y tế được thì cơn đau gout đã trở thành mãn tính - dày vò người bị bệnh khốn khổ.
Có khá nhiều bệnh nhân đang điều trị bệnh gout bằng thuốc hạ nồng độ acid uric trong máu yên tâm rằng khi có thuốc sẽ không lo bệnh tái phát và không có chế độ ăn uống hỗ trợ điều trị bệnh.
Chính việc người bị bệnh gout coi thường chế độ ăn uống khi bị bệnh lại làm cho việc điều trị bệnh gout trở nên khó khăn hơn, bệnh gout quay trở lại cũng nhanh hơn cùng với đó là những cơn đau gout cũng sẽ có mức độ dữ dội hơn rất nhiều so với nhóm bệnh nhân kiểm soát được chế độ ăn uống khi đang chữa trị.
Một sai lầm trong điều trị bệnh gout tiếp theo chính là chấm dứt việc điều trị bệnh khi cơn đau gout qua di.
Việc không can thiệp điều trị sau cơn đau gout kết thúc chính là nguyên nhân khiến bệnh gout bùng phát trở lại với mức độ cao hơn. Các bác sĩ chuyên khoa đều cho biết việc điều trị bệnh gout cũng giống như điều trị các bệnh lý mãn tính khác. Người bệnh lúc nào cũng phải trong trạng thái bảo vệ cơ thể chiến đấu với bệnh trong một thời gian dài.