Gout là căn bệnh xảy ra do rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, có mối quan hệ mật thiết với acid uric.
Bệnh hay gặp ở tầng lớp người có mức sống cao, tỉ lệ ở một số nước châu Âu khoảng 0,5% dân số, nam gấp 10 lần so với nữ
Cơn gút cấp đầu tiên thường xuất hiện ở lứa tuổi 35-55, ít khi trước 25 tuổi hoặc sau 65 tuổi. Ở nữ ít xảy ra trước tuổi mãn kinh, ở nam tuổi càng trẻ thì bệnh càng nặng.
Điều kiện thuận lợi: nhiều khi không rõ nhưng có thể xảy ra sau bữa ăn nhiều thịt rượu, sau xúc cảm mạnh, sau chấn thương kể cả vi chấn thương (đi giày chật), sau nhiễm khuẩn, dùng thuốc lợi tiểu như thiazid, tinh chất gan, Steroid, Vitamine B12...
Cơn đau gout cấp tính lần đầu thường đến đột ngột vào ban đêm, gây đau khớp, đa số là khớp bàn - ngón chân cái (~ 70%). Khớp sưng to, đỏ, phù nề, căng bóng, nóng, đau dữ dội và tăng dần, va chạm nhẹ cũng rất đau, thay đổi mọi tư thế đều không dịu đi.
- Các khớp cổ tay, ngón bàn tay và khớp khuỷu là vị trí tổn thương thường gặp trong những đợt cấp của giai đoạn sau. Đối với phụ nữ lớn tuổi thì tổn thương các khớp nhỏ ngón tay (các khớp đã bị tổn thương trước đó do thoái hóa khớp) thường thấy sớm hơn trong những đợt gout cấp.
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN GÚT CỦA ACR/EULAR 2015
Tiêu chuẩn chấn đoán bệnh gout ACR/EULAR 2015 có ưu điểm vượt trội so với các tiêu chuẩn trước đây về độ nhạy (92%), độ đặc hiệu (89%) và diện tích dưới đường cong 0,95.
TIÊU CHUẨN BENNET WOOD (1968)
Đây là tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gout được áp dụng nhiều nhất ở nước ta do dễ nhớ và phù hợp với điều kiện chưa trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại để xét nghiệm.
Chẩn đoán bệnh gout phải có tối thiểu 1 trong 2 yếu tố sau đây:
- Tìm thấy tinh thể natri urat trong dịch khớp hay trong các hạt tophi.
- Có tiền sử mắc bệnh gout hoặc có tối thiểu 2 đợt sưng đau dữ dội có tính chất khởi phát đột ngột. Có hạt tophi và đáp ứng tốt với colchicin trong vòng 48 giờ.
Với tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gout này, độ nhạy lên đến 70% và độ đặc hiệu có kết quả 82,7%.
4 nguyên tắc điều trị chính
1. Thay đổi chế độ ăn và thay đổi lối sinh hoạt
2. Điều trị thuốc (NSAIDs, corticoid, colchicine)
3. Hạ axit uric máu
4. Dự phòng gút mạn tính
Đây là thuốc được lựa chọn hàng đầu để điều trị cơn đau gout cấp tính ở hầu hết bệnh nhân. Các thuốc này bao gồm: phenylbutazon, indomethacin, diclofenac (Voltaren), ibuprofen (Brufen)…
Người cao tuổi bị gout cần cẩn trọng khi sử dụng loại thuốc này vì chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ.
Là thuốc chống phân bào, được chiết xuất từ rễ cỏ Colchicum autumnal, là thuốc điều trị Gout lâu đời nhất và tác dụng chống viêm của nó là có tính chọn lọc.
Tác dụng chính của thuốc là ức chế sự di chuyển của các bạch cầu hạt đến vùng viêm và làm giảm hoạt động thực bào của các bạch cầu hạt với các tíinh thể natri urat từ đó ngăn cản sự sinh tạo ra glycoprotein từ các bạch cầu (Glycoprotein được cho là nhân tố chính gây viêm khớp gout cấp). Thuốc không có tác dụng lên sự thải trừ acid uric theo nước tiểu cũng như lên nồng độ, độ hòa tan hay khả năng gắn với protein huyết thanh của acid uric hay urat nên không làm thay đổi nồng độ acid uric máu.
Một số tác dụng không mong muốn của Colchicin là gây rối loạn dạ dày, ruột, bệnh nhân có thể bị tiêu chảy, nôn, đau bụng. Ngoài ra nếu nặng hơn có thể bị rối loạn cơ, dị ứng da, rụng tóc, suy tủy xương, mất bạch cầu hạt, thiếu máu không hồi phục, giảm tinh trùng...
Trong một số trường hợp đặc biệt, với mục đích điều trị cơn đau gout cấp có thể sử dụng corticoid đường uống ngắn ngày hoặc đường tiêm nội khớp.
Ngoài ra, bệnh nhân bị gout cũng có thể sử dụng thuốc an thần trong trường hợp phát cơn đau. Một số loại thuốc thường dùng: codein, meperidin (trừ aspirin); seduxen….
Để có được phác đồ điều trị gout, cần đến khám và tư vấn tại các phòng khác chuyên khoa. Nếu tự điều trị có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc, ảnh hưởng đến gan và thận.
Gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực y tế, Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Với hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.
Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – 468 Nguyễn Trãi - Phường 8 - Quận 5 – TP. HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.730.8999 để được tư vấn.
Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/