Bạn có thể uống trà gừng ấm hoặc trà gừng lạnh với nhiều công thức pha trà gừng khác nhau như trà gừng truyền thống, trà gừng thêm chanh, trà gừng pha mật ong,... đều có thể có lợi cho sức khỏe nhờ hai hợp chất có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ là gingerol và shogaol.
Uống trà gừng có tốt không? Có, uống trà gừng có thể giúp:
- Giảm buồn nôn, chóng mặt do say tàu xe, ốm nghén: Từ xa xưa, gừng tươi đã được biết đến với công dụng giảm say tàu xe và trà gừng cũng vậy. Điều này được giải thích là nhờ gừng có tác dụng ức chế đối với hệ thần kinh trung ương, giảm tác động của histamin trong máu từ đó giúp giảm co thắt cơ trơn - nguyên nhân gây ra các triệu chứng tiêu hóa và thần kinh khó chịu do say tàu xe.
Đọc thêm:
+ 10 bài thuốc chữa bệnh từ gừng gió
+ 4 cách dùng gừng để tăng cường sức đề kháng khi giao mùa
Tương tự, theo Healthline, có một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng có thể là một giải pháp giúp thay thế cho các loại thuốc chống buồn nôn cho phụ nữ mang thai do hợp chất gồm gingerols (có nhiều trong gừng tươi) và shogaols (có nhiều trong gừng khô) có tác động tới các thụ thể trong hệ tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày và giảm cảm giác buồn nôn.
- Uống trà gừng có thể giúp kiểm soát huyết áp và sức khỏe tim mạch: Một nghiên cứu năm 2017 trên NCBI chỉ ra rằng, tiêu thụ khoảng 2 - 6 gam gừng mỗi ngày có thể có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim nhờ các hợp chất trong gừng giúp giảm huyết áp, giảm cholesterol và giảm mức triglyceride, đặc biệt là ở người bị béo phì và tiểu đường cũng như cải thiện lưu thông máu, ngăn ngừa sự hình thành của cục máu đông. Tất cả đều có liên quan tới nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch như đột quỵ, đau tim.
- Giảm viêm: Gừng chứa các hợp chất như 6-shogaol, zingerone và 8-shogaol, đã được chứng minh là có khả năng chống viêm mạnh mẽ nên người ta cũng tin rằng, uống trà gừng có thể đem lại các tác dụng giảm dấu hiệu viêm trong máu tương tự như gừng. Tình trạng viêm của cơ thể có liên quan tới rủi ro mắc các bệnh như béo phì, viêm khớp dạng thấp thậm chí là viêm mũi dị ứng hay ung thư.
- Kiểm soát cân nặng: Nhiều người băn khoăn uống trà gừng có béo không hay uống trà gừng có tăng cân không. Thực tế thì một số nghiên cứu cho thấy gừng giúp tăng sinh nhiệt, hỗ trợ cơ thể đốt cháy chất béo dư thừa để tạo thành năng lượng. Tuy vậy thì quan trọng nhất để giảm cân thành công là cần tạo ra sự thâm hụt calo (calo tiêu thụ thấp hơn tổng calo đốt cháy).
- Có thể hỗ trợ ổn định đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường: Một tác dụng tiềm năng của thói quen uống trà gừng có tốt không đó là cải thiện lượng đường trong máu ở người mắc tiểu đường type 2. Điều này là nhờ các hợp chất trong gừng thúc đẩy quá trình thanh thải glucose ở các mô ngoại vi, điều này rất quan trọng để duy trì sự cân bằng lượng đường trong máu và cải thiện khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường.
- Trà gừng giúp giảm đau bụng kinh: Nghiên cứu chỉ ra rằng, uống nước gừng đun nóng có thể có lợi để giảm đau bụng kinh nếu uống vào đầu chu kỳ kinh nguyệt. Tác dụng này là nhờ các thành phần trong nước gừng giúp ức chế cơ thể sản xuất ra prostaglandin – một loại hóa chất chống viêm có liên quan đến việc kích hoạt các cơn co thắt nhằm giúp tử cung bong tróc niêm mạc. Ngoài ra, gừng cũng có thể giúp giảm đau liên quan đến đau nhức cơ, đau nửa đầu, viêm xương khớp đầu gối và đau lưng dưới mãn tính, một phần là do đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ của gừng.
- Có thể có đặc tính chống ung thư: Nhờ hàm lượng cao gingerol và shogaol có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm vượt trội, có thể có lợi trong việc chống các bệnh ung thư như ung thư tuyến tụy, ung thư ruột kết, ung thư đại tràng, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư phổi, theo Healthline dựa trên các nghiên cứu trong ống nghiệm. Tuy vậy chủ yếu tác dụng này được phân tích từ hai hợp chất trong gừng, do đó chúng ta vẫn cần nhiều nghiên cứu về tác dụng chống ung thư của trà gừng trên người trước khi kết luận xem rằng uống trà gừng bao nhiêu là tốt để ngăn ngừa bệnh ung thư,...
- Tăng cường hydrat hóa cơ thể: Uống trà gừng là một cách để tăng lượng nước tiêu thụ mỗi ngày, giảm tình trạng mất nước gây ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là với người không thích vị "nhạt nhẽo" của nước lọc.
- Uống trà gừng để giữ ấm: Nhờ tính sinh nhiệt của gừng mà uống trà gừng cũng được xem là cách để giữ ấm cơ thể hoặc giảm khó chịu khi bị cảm lạnh do nhiễm hàn khí.
Hiện tại thì uống trà gừng ít khi gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Theo FDA thì gừng an toàn với cả phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Tuy nhiên bất chấp việc uống trà gừng mỗi ngày tốt cho sức khỏe nhưng bạn cũng cần chú ý lượng gừng tối đa tiêu thụ mỗi ngày chỉ nên dưới 4 gam để tránh các rủi ro như đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, ợ nóng và trào ngược axit dạ dày, tiêu chảy, đau bụng,...
Ngoài ra, nước gừng không chứa caffein nên có thể uống trước khi đi ngủ hay uống vào bất kỳ thời điểm nào trong này mà bạn cho là phù hợp, chẳng hạn như uống gừng sau khi ngủ dậy vào buổi sáng, uống nước gừng buổi tối trước khi đi ngủ hay uống trà gừng sau khi ăn để hỗ trợ tiêu hóa và tăng nhu động ruột.
Ai không nên uống trà gừng? Mặc dù an toàn nhưng do gừng có tác dụng giảm huyết áp và chống đông máu nên người đang uống thuốc chống đông máu và thuốc điều trị huyết áp nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thêm gừng hoặc trà gừng vào chế độ ăn uống hàng ngày.
- Chuẩn bị: 4 - 6 lát gừng tươi (có thể để cả vỏ gừng hoặc gọt vỏ tùy thích), nếu muốn cốc trà gừng đậm vị hơn bạn có thể sử dụng nhiều gừng tươi hơn cùng 473 ml nước.
- Cách làm: Đem đun sôi nước đã chuẩn bị và cho gừng vào nước đun tới sôi, hạ nhỏ lửa đun trong 10 - 20 phút rồi nhấc khỏi bếp. Bạn có thể thêm mật ong, chanh để tăng hương vị. Trà gừng có thể uống nóng hoặc lạnh tùy theo sở thích.
Nhìn chung, uống trà gừng nên được thêm vào là một phần của các thói quen sinh hoạt lành mạnh. Điều quan trọng nếu bạn đang thắc mắc uống trà gừng mỗi ngày có tốt không chính là kiểm soát lượng gừng thêm vào trà và quan sát các bất thường của cơ thể khi uống trà gừng để cân đối xem nên uống bao nhiêu gừng mỗi ngày là đủ.
Nguồn dịch tham khảo:
1. What Happens to Your Body When You Drink Ginger Tea Regularly
2. What Are the Health Benefits of Ginger Tea?
3. Health Benefits of Ginger Tea