Các biến chứng trong phẫu thuật chỉnh vẹo cột sống

Tham vấn chuyên môn: - Khoa phẫu thuật ngoại thần kinh cột sống Bệnh viện Việt Đức
Các biến chứng trong phẫu thuật chỉnh vẹo cột sống
Phẫu thuật chỉnh vẹo cột sống là một phẫu thuật lớn. Phẫu thuật được đặt ra khi mức độ biến dạng hoặc tiến triển vẹo cột sống nặng, có nguy cơ chèn ép tim phổi hoặc tủy sống có thể gây tàn phế hoặc tử vong cho người bệnh.

Bên cạnh những nguy cơ tai biến chung trong phẫu thuật, phẫu thuật chỉnh vẹo cột sống (VCS) còn có các nguy cơ sau:

1. Liệt 2 chi dưới

Cho đến nay tỷ lệ gặp liệt một phần hoặc liệt toàn bộ 2 chi dưới sau phẫu thuật chỉnh vẹo là rất thấp. Với các trang thiết bị hiện đại như monitor cảnh báo thần kinh và test "đánh thức" trong mổ, chúng ta có thể yên tâm tuyệt đối về phẫu thuật. Tuy nhiên, với những phẫu thuật lớn, việc tiến hành ở các cơ sở y tế chuyên sâu là cần thiết, nhằm giảm tải tối thiếu các tai biến có thể có trong và sau mổ.

2. Mất máu trong mổ

Khi tiến hành phẫu thuật trên, phẫu thuật viên cần thiết phải bóc tách khối cơ cũng như đục xương sống để chỉnh trục, có thể khiến lượng máu mất trong mổ là đáng kể.

Để khắc phục tình trạng trên, việc truyền máu trong và sau mổ cho đến nay là cần thiết và khá phổ biến. Trong mổ bệnh nhân được xét nghiệm máu và theo dõi lượng máu mất liên tục để bù. Ngoài ra để giảm thiểu mất máu, các bác sỹ gây mê hồi sức có thể sử dụng thuốc tăng đông máu nhằm hạn chế máu chảy từ các diện cơ hoặc xương.

Truyền máu hoàn hồi là dùng chính lượng máu mà bệnh nhân mất đi để truyền trở lại cho chính họ. Phương án này có rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên chỉ có thể tiến hành ở các cơ sở chuyên khoa sâu. 

3. Các nguy cơ khác

- Khớp giả sau hàn xương (hoặc xương chậm liền)

- Nhiễm trùng

- Rò dịch não tủy

- Gãy nẹp hoặc đặt vít bị trượt khỏi vị trí

4. Các biến chứng xa

Đôi khi các tổn thương cấu trúc cột sống có thể xuất hiện nhiều năm sau phẫu thuật.

- Thoái hóa đĩa đệm liền kề: do các đĩa đệm trên và dưới đoạn cố định phải vận động bù trừ lại khiến tăng tốc độ thoái hóa đĩa.

- Hội chứng lưng phẳng: thường xảy ra khi mức độ nắn chỉnh vùng cột sống thắt lưng không đạt đủ độ ưỡn. Về sau có thể gây các triệu chứng đau lưng mạn tính.

- Bung nẹp gãy vít do khớp giả cột sống

Hiện nay với sự phát triển của hệ thống định vị chính xác, các monitor cảnh báo thần kinh, sự cải thiện vầ kết cấu nẹp vít cũng như kinh nghiệm của phẫu thuật viên, các nguy cơ tai biến kể trên gần như rất ít gặp. Muốn vậy người bệnh cần có sự lựa chọn các cơ sở khám chữa chuyên sâu, cũng như cần đi khám và tầm soát VCS ngay khi mới biến dạng ở giai đoạn sớm. VCS càng biến dạng nặng thì phẫu thuật càng phức tạp và tỷ lệ tai biến càng cao.

Gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực y tế, Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Với hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.

Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – 468 Nguyễn Trãi - Phường 8 - Quận 5 – TP. HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.730.8999 để được tư vấn.

Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/


vietlife healthcare

Tác giả: BS Trần Trung Kiên