Khi nào cần sử dụng nẹp cột sống?

Khi nào cần sử dụng nẹp cột sống?
Nẹp cột sống là phương pháp được lựa chọn để giảm bớt nguy cơ cột sống bị biến dạng nghiêm trọng hơn chứ không phải là một phương pháp giúp điều chình độ cong.

1. Khi nào cần sử dụng nẹp cột sống?

Vẹo cột sống được coi là việc cột sống bị cong ở bất cứ một độ vẹo nào, ít nhất là 10 độ khi được đo bằng góc Cobb. Việc đo góc Cobb được xác định bằng cách kiểm tra tia X của lưng. khi mà góc Cobb trên 10 độ nhưng lại dưới 25 độ, thông thường quá trình điều trị được đề nghị sẽ bắt đầu bằng việc quan sát. ĐIều này đồng nghĩa với việc cứ sau khoảng 4 - 6 tháng thì bác sĩ sẽ lại thực hiện chụp X-quang một lần để kiểm tra xem đường cong có phát triển hay không.

Nẹp cột sống được chỉ định áp dụng nếu thỏa mãn một trong hai điều kiện sau đây:

- Góc Cobb đã đạt ít nhất là 25 độ và trẻ ở tuổi thanh thiếu niên vẫn đang ở giai đoạn phát triển cho tới khi khung xương hoàn chỉnh

- Góc Cobb nhỏ hơn 25 độ nhưng có sự phát triển nhanh, cụ thể là 4 - 6 tháng tăng lên ít nhất 5 độ.

Nếu thanh thiếu niên bị cong vẹo cột sống khi đang hoặc gần giai đoạn khung xương phát triển sắp hoàn thiện thì việc nẹp cột sống gần như không được chỉ định nữa do nó không có nhiều hiệu quả.

2. Mục tiêu của nẹp cột sống

Một đường cong vẹo cột sống sẽ không cải thiện nếu như không có can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên có một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đep nẹp cột sống theo quy định thường có thể ngăn ngừa được sự tiến triển của vẹo cột sống. Như vậy việc đeo nẹp cột sống có thể giúp theo cách giữ góc Cobb của đường cong cột sống ở mức tương đối nhỏ và có thể kiểm soát được.

Độ cong đạt tới 50 độ có thể hình thành từ khi trẻ ở thời điểm đạt tới độ chín của xương (14 - 15 tuổi đối với bé gái và 16 - 17 tuổi đối với bé trai) vad sẽ tiếp tục phát triển trong suốt tuổi trưởng thành.

Những loại cong vẹo cột sống có thể gây ra những biến dạng nghiêm trọng và cần phải phẫu thuật. Do vậy mà mục tiêu của việc nẹp cột sống chính là tránh một cuộc đại phẫu lớn bằng cách dừng hoàn toàn sự tiến triển của đường cong hoặc ít nhất là ngăn nó đạt tới 40 - 50 độ tại thời điểm xương trưởng thành.

3. Cơ chế hoạt động của nẹp cột sống

Điều trị bằng nẹp cột sống sẽ điều chỉnh và giảm áp lực tới phần lõm của cột sống và tăng lên phần lồi của cột sống.

Cơ chế chính là phần xương bị nén lại sẽ phát triển chậm hơn và phần xương không bị nén sẽ phát triển nhiều hơn. Hay nói cách khác nẹp cột sống làm chậm sự phát triển của phần xương bị cong vẹo.

Các cơ chế chính thức của việc nẹp cột sống thì vẫn chưa chính thức được công bố, tuy nhiên tài liệu chỉ ra rằng việc nẹp cột sống cần phải đạt được sự nhất quán lên đường cong vẹo để có thể phát huy tốt nhất.

4. Các loại nẹp cột sống và thời gian sử dụng

Nẹp cột sống có hai loại là nẹp cột sống mềm và nẹp cột sống cứng. Mỗi loại cột sống từ mềm tới cứng nghĩa là áp lực trên mỗi phần (lõm và lồi) sẽ được gia tăng. Thời gian đeo nẹp cột sống tùy vào độ cong hiện tại khi đeo nẹp và tiên lượng phát triển của xương.

Nẹp cột sống có thể phải đeo cố định từ 6 - 23 tiếng mỗi ngày nhưng cũng có loại chỉ cần đeo từ 8 - 10 tiếng mỗi ngày và đeo vào ban đêm. Để biết được bạn cần đeo loại nào thì cần phải có khuyến nghị của bác sĩ thông qua góc Cobb.

Nguồn dịch: https://www.spine-health.com/conditions/scoliosis/bracing-treatment-idiopathic-scoliosis


Tác giả: NVD