Cột sống bị gù do những nguyên nhân nào?

Cột sống bị gù do những nguyên nhân nào?
Gù cột sống là một trong những biểu hiện thường gặp của cong vẹo cột sống. Gù cột sống khiến bản thân người bệnh mất thẩm mỹ trầm trọng, đồng thời gây ra một số vấn đề cho sức khỏe.

Gù cột sống là một biểu hiện thường gặp của cong vẹo cột sống. Cột sống bình thường có thể hơi cong nhưng cột sống bị cong vẹo, bị gù tức là lưng bị cong quá mức. Mọi người đều có cột sống cong ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, cong hơn 45 độ được coi là nghiêm trọng và không bình thường.

1. Nhận biết dấu hiệu gù cột sống

Để nhận biết bạn có đang bị gù cột sống hay không, có thể quan sát một số triệu chứng như:

- Tư thế khom về phía trước, nhìn thường rõ nhất từ bên hông giống như bệnh nhân cúi gập người về phía trước

- Đau lưng từ nhẹ đến nặng

- Giảm chiều cao Khó đứng thẳng, càng khó khăn hơn lúc cuối ngày

- Mệt mỏi

Ngoài ra có một số dấu hiệu khác không được đề cập, nếu nghi ngờ bạn bị gù cột sống, bạn nên tới bác sĩ để kiểm tra

2. Nguyên nhân gây bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng cong vẹo cột sống, gù cột sống.  Các đốt sống tạo nên một cột sống khỏe mạnh giống như các trục xếp chồng lên nhau thành cột trụ. Gù cột sống xảy ra khi đốt sống ở phần lưng trên ngày càng biến dạng thành hình chữ V. Dị tật này có thể được gây ra bởi một loạt các vấn đề, bao gồm:

- Loãng xương. Là rối loạn làm xương mỏng đi dẫn đến đốt sống bị nghiền (gãy xương do đè nén). Loãng xương phổ biến nhất ở người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ và ở những người dùng corticosteroid liều cao trong thời gian dài. 

- Thoái hóa đĩa đệm. Đĩa đệm mềm và hình tròn là lớp đệm giữa các đốt xương sống. Với tuổi tác, các đĩa đệm khô và co lại, làm tăng tình trạng gù cột sống. 

- Cong vẹo cột sống do hoạt động sai tư thế: Thường xuyên làm việc trong tư thế cong lưng cũng khiến lưng bạn bị gù

- Dị tật bẩm sinh. Nhiều trẻ em bị dị tật bẩm sinh ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ, xương cột sống có thể không được hình thành đúng, gây ra gù cột sống. 

- Ung thư ở cột sống có thể làm suy yếu đốt sống và làm cho nó dễ gãy do đè nén, cũng có thể gây ra bởi hoá trị và xạ trị.

Cong cột sống phía trên cũng có thể gây ra bởi tật đi vai thõng xuống, gọi là tư thế gù cột sống, tình trạng này không liên quan đến bất kỳ dị tật ở cột sống. Bệnh phổ biến trong thanh thiếu niên.

Gù cột sống có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nam nữ hay trẻ vị thành niên, người lớn. Tuy nhiên phổ biến nhất là ở phụ nữ lớn tuổi, do vậy bạn cần dự phòng nguy cơ này. Nếu trong gia đình có người bị gù cột sống thì bạn cũng có thể gặp phải tình trạng này khi lớn lên. 

3. Một số phương pháp phòng tránh gù cột sống

Để phòng tránh gù cột sống, cong vẹo cột sống. Bạn nên:

- Thực hiện các bài tập thể dục như bài tập kéo giãn để cải thiện tính linh hoạt của cột sống, giảm đau lưng. Thực hiện các bài tập tăng sức cơ bụng cũng giúp cải thiện tư thế. 

- Đeo khung. Những trẻ em mắc bệnh Scheuermann có thể ngăn chặn sự tiến triển của gù cột sống bằng cách đeo khung chằng cơ thể trong khi xương của chúng vẫn đang phát triển.

- Lối sống lành mạnh. Duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa đau lưng và giảm các triệu chứng gây ra do gù cột sống.

- Duy trì mật độ xương tốt. Chế độ ăn uống thích hợp giàu canxi và vitamin D. Xét nghiệm đo mật xương có thể giúp phát hiện sớm loãng xương và một số vấn đề xương khớp như mất xương, gãy xương. 

- Điều chỉnh tư thế đúng khi làm việc, học tập, vận động giãn cơ trong quá trình làm việc. Tuyệt đối không ngồi lâu một chỗ. 


Tác giả: Lê Cường