Cong vẹo cột sống có nguy hiểm không?

Cong vẹo cột sống có nguy hiểm không?
Hiện nay, thực trạng trẻ bị cong vẹo cột sống đang có xu hướng gia tăng ở nước ta do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm, gây dị dạng thân hình, rối loạn tư thế.

Chứng cong vẹo cột sống xảy ra khi cột sống bị lệch so với bình thường, ảnh hưởng đến hình dạng và dáng đi của cơ thể. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, bệnh này còn gây ra nhiều nguy hại đến sức khỏe, thậm chí tính mạng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

1. Thế nào là cột sống cong bất thường?

Mức độ nghiêm trọng của chứng cong vẹo cột sống phụ thuộc vào độ cong của cột sống:

- Nhẹ (dưới 20 độ): không nghiêm trọng và không cần điều trị.

- Vừa phải (25-70 độ): bác sĩ sẽ quyết định bệnh nhân cần điều trị hay không.

- Nặng (hơn 70 độ): độ cong bất thường có thể làm cho xương sườn ép phổi và tim, khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở; 

- Rất nặng (hơn 100 độ): phổi và tim bị ảnh hưởng, bệnh nhân có nhiều khả năng mắc nhiễm trùng phổi hoặc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. 

2.  Biến chứng của cong vẹo cột sống nếu không kịp thời chữa trị

2.1. Đối với người trưởng thành

Tác động trên xương

- Cong vẹo cột sống có thể ảnh hưởng đến lượng xương trong cơ thể bạn. Tình trạng này được gọi là thiếu xương. Nếu bệnh không được điều trị có thể dẫn đến chứng loãng xương và bệnh nhân phát triển bệnh loãng xương có nguy cơ gãy xương cao.

Tác động tới chức năng khác

- Cong vẹo cột sống có thể ảnh hưởng đến các chức năng xã hội, sức khỏe tình cảm và tinh thần của người bệnh trưởng thành. Nó cũng ảnh hưởng đến đời sống tình dục và làm giảm chất lượng cuộc sống.

2.2. Tác động trên phụ nữ có thai

- Những phụ nữ được điều trị chứng cong vẹo cột sống không có bất kỳ nguy cơ biến chứng nào trong thai kỳ và lao động. Tuy nhiên, những người không được điều trị chứng vẹo cột sống nặng nên được theo dõi bởi tồn tại nhiều rủi ro tiềm ẩn.

2.3. Vấn đề về đường hô hấp

- Cột sống cong bất thường có thể ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp. Các cột sống cong có thể khiến các xương sườn ép vào phổi và ảnh hưởng đến tim, làm bệnh nhân thấy khó thở do giảm lượng cung cấp oxy.

2.4. Nguy cơ ung thư

- Bệnh nhân mắc chứng cong vẹo cột sống cần một số xét nghiệm X-quang. Nếu bạn không tìm đúng cơ sở chuyên khoa cao, bạn có thể sẽ phải chụp X-quang nhiều lần, dẫn đến tăng nguy cơ ung thư vú hoặc ung thư máu. 

- Bệnh nhân đã phẫu thuật để điều trị chứng cong vẹo cột sống có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với những người ít vẹo cột sống.

3. Trẻ em hoặc thiếu niên có nên điều trị chứng cong vẹo cột sống hay không?

Nếu một người bị cong vẹo cột sống khi còn nhỏ mà không được điều trị, họ có thể có một số vấn đề với cột sống trong tương lai, bao gồm:

- Đau: độ cong cột sống bất thường có thể dẫn đến tư thế xấu. Đau thường xuyên có thể bắt nguồn do hông, lưng, chân không đồng đều; 

- Chứng vẹo cột sống ở trẻ em có thể gây thoái hóa đốt sống ở tuổi trưởng thành, dẫn đến viêm khớp, thậm chí đĩa cột sống mỏng và mỏm xương có thể phát triển trên xương sống. Thoái hóa có thể làm các xương trượt lên nhau, gây áp lực lên các dây thần kinh gây đau đớn ở lưng, cổ, chân, cánh tay, bàn tay, bàn chân; 

- Bệnh có thể ảnh hưởng đến cử chỉ hoạt động và dáng đi. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em bị vẹo cột sống có thể mắc các vấn đề về hành vi và xã hội, ví dụ như trầm cảm, chán đời, hung hăng, phạm tội… Tuy nhiên, chỉ cần sớm đưa trẻ đi điều trị có thể làm giảm nguy cơ bị các rối loạn tâm lý.

- Bạn nên thử các phương pháp chữa trị bằng vật lý trị liệu trước khi phải uống thuốc hay phẫu thuật để phòng ngừa biến chứng mà hiệu quả khỏi bệnh lại rất cao.

- Bệnh cong vẹo cột sống có thể ảnh hưởng đến tim và phổi, gây thiếu oxy, thậm chí gây tử vong. Bệnh cũng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tâm lý cũng như đời sống tình dục. Vì vậy, nếu bạn hoặc người thân nghi ngờ bị vẹo cột sống, hãy chữa trị sớm nhất có thể.


Tác giả: Thúy Nga