Tổng hợp các nguyên nhân gây bệnh cong vẹo cột sống

Tổng hợp các nguyên nhân gây bệnh cong vẹo cột sống
Ngồi sai tư thế là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây cong vẹo cột sống mà rất nhiều người chẳng hề hay biết. Ngoài ra cong vẹo cột sống còn có thể xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, mang vác vật nặng trong thời gian dài...

1. Bệnh cong vẹo cột sống khá phổ biến 

Bệnh cong vẹo cột sống có khoảng 1-4% dân số mắc phải, đa phần những người trong nhóm tuổi từ 10 đến 18 có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Theo bác sĩ Paul D'Alfonso, Giám đốc Trung tâm Trị liệu thần kinh cột sống Maple Healthcare, TP HCM giải thích thì bệnh cong vẹo cột sống là khi cột sống bị cong hoặc lệch sang một bên.

Thực tế thì căn bệnh này có thể xảy ra với mọi lứa tuổi, nhưng đa phần là ở giai đoạn giữa hoặc cuối thời kỳ phát triển của trẻ vị thành niên.

Nhưng phải 80% trường hợp bị cong vẹo cột sống lại không xác định được rõ nguyên nhân. Vị bác sĩ Paul cho hay đa số bệnh nhân mắc bệnh này đều có liên quan đến chấn thương hoặc tai nạn.

2. Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống

- Ngồi học không đúng tư thế: Học sinh thường có xu hướng ngồi lệch sang một bên khi nghe giảng, viết bài, nhất là khi viết - tư thế này diễn ra trong thời gian dài dễ gây ra hiện tượng cong vẹo cột sống, gù lưng, cận thị...

- Bàn ghế không phù hợp với chiều cao của học sinh: Bàn ghế tại trường thường không thể thiết kế riêng biệt cho từng em học sinh, do vậy có những em quá cao, hoặc quá thấp so với độ cao của bàn học.

- Đeo cặp sách quá nặng, đeo lệch một bên vai

Do đó có rất nhiều bệnh nhân không hề phát hiện được tình trạng bệnh của mình, cho đến khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng và cần đến sự can thiệp của bác sĩ.

Trong đó đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên là nhóm dễ mắc chứng cong vẹo cột sống nhưng đa số lại không để ý phát hiện sớm và có phương pháp điều trị đúng đắn kịp thời.

Khiến cho tình trạng bệnh này kéo dài làm cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn, từ đó sẽ dẫn đến các biến chứng lâu dài và nặng nề về thể chất lẫn tinh thần.

- Đi giày cao gót thường xuyên

- Yếu tố bẩm sinh: Khi cha hoặc mẹ bị vẹo cột sống bẩm sinh thì nguy cơ lây truyền cho con cái là rất cao do con bị ảnh hưởng bởi nguồn gen di truyền này.

Các yếu tố phát sinh trong quá trình mang thai: Khi người mẹ mang thai, việc bào thai phát triển quá nhanh không thích ứng kịp thời với kích thước bụng mẹ sẽ khiến cơ thể bé bị chèn ép và phần xương sống phát triển vẹo lệch,

Mẹ tiếp xúc với các loại chất độc hại, thuốc Tây hoặc ăn uống các thực phẩm gây nguy cơ dị tật thai nhi; Trong suốt quá trình mang thai ngôi thai không di chuyển hoặc bị các tác động lực mạnh; Khi sinh con thì cổ tử cung quá hẹp gây chèn ép phần cột sống…cũng là những nguyên nhân gây cong vẹo cột sống bẩm sinh

3. Nguy hiểm khi bị cong vẹo cột sống

Đối với những trẻ bị vẹo cột sống thì có thể gây biến đổi ngoại hình theo chiều hướng tiêu cực cụ thể như hai vai không cân bằng, lệch hông, chân đi không đều… từ đó sẽ khiến các em mặc cảm, tự ti, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt cũng như những hoạt động xã hội.

Khi bị cong vẹo cột sống có thể tác động đáng kể đến tâm lý người bệnh, nhất là trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Những người bị vẹo cột sống thường có nhiều vấn đề về hành vi hơn nếu như không nhận được sự hỗ trợ đầy đủ về cách kiểm soát cảm xúc trước, trong và sau khi điều trị.

Khi mắc bệnh thì cột sống của bệnh nhân có thể bị lệch hẳn sang một bên nếu mức cong vẹo vượt quá 50 độ, từ đó sẽ làm suy giảm chức năng phổi và gây nên các vấn đề về tim mạch.

Nếu ở mức độ bệnh trầm trọng thì sẽ gây các cơn đau chân, lưng dưới dai dẳng thậm chí còn gây rối loạn chức năng của các bộ phận khác trong cơ thể, nhất là hệ tiêu hóa, nguyên nhân là do các khớp hông, xương sườn và xương chậu đều bị lệch khỏi vị trí ban đầu.

Khi bị chứng vẹo cột sống mà không được điều trị có thể dẫn đến bệnh gai cột sống và theo thời gian thì các sụn đốt sống dần mỏng đi, kéo theo tình trạng viêm khớp xảy ra. Từ đó sẽ tạo điều kiện cho các gai ở đốt sống phát triển ngày càng mạnh, làm cho bệnh nhân có thể bị đau dữ dội do viêm khớp trầm trọng hoặc gai cột sống chèn ép vào dây thần kinh - ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt thường ngày.

Nếu mắc bệnh cong vẹo cột sống mà không được phát hiện kịp thời và can thiệp sớm sẽ gây khó khăn cho quá trình điều trị và hồi phục của bệnh nhân. Thậm chí người bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Do đó bác sĩ Paul khuyến cáo mọi người rằng, nên kiểm tra cong vẹo cột sống định kỳ khoảng 6 đến 8 tháng một lần, kể cả từ khi còn trẻ để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh. Và cần rèn luyện lối sống lành mạnh, thay đổi các thói quen và tư thế chưa đúng để tránh bị cong vẹo cột sống.



Tác giả: Thanh Thanh