Các phương pháp điều trị cong vẹo cột sống

Các phương pháp điều trị cong vẹo cột sống
Điều trị cong vẹo cột sống bao gồm những phương pháp nẹp định hình cột sống, vật lý trị liệu, phẫu thuật,... Với mỗi một độ cong vẹo khác nhau thì bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau.

1. Quan sát và theo dõi

Không phải cứ bị chẩn đoán là bị cong vẹo cột sống thì bạn phải làm phẫu thuật ngay. Với cong vẹo cột sống độ 1 (mới) thì bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn làm quan sát và theo dõi định kỳ để kiểm tra dấu hiệu mới tiến triển nặng.

Trong trường hợp chỉ định điều trị cong vẹo cột sống dừng ở việc quan sát thì bác sĩ sẽ khuyến nghị thời gian bạn phải chụp X-quang định kỳ phục vụ cho việc kiểm tra xem có dấu hiệu cột sống bị tiến triển xấu nào không.

Thời gian chụp được khuyến nghị là từ 4 - 6 tháng cho một lần.

2. Mặc áo/đeo nẹp chỉnh hình cột sống

Áo hoặc nẹp chỉnh hình cột sống được biết đến là một phương pháp điều trị cong vẹo cột sống hàng đầu đối với những ca bị cong vẹo cột sống hạnh trung bình - độ cong rơi vào khoảng từ 25 - 40 độ.

Phương pháp điều trị cong vẹo cột sống này cũng được khuyến nghị với những ca mà có sự phát triển về bản chất cùng với độ cong càng ngày càng có sự tăng rõ rệt. Nguyên tắc sử dụng áp nẹp định hình là khi xương của người bệnh đang ở giai đoạn phát triển do với các xương đã phát triển hoàn toàn thì nó không có tác dụng đáng kể nào cả.

Người bệnh sẽ ngừng mặc áp/nẹp chỉnh hình khi bước vào tuổi dậy thì. Nhược điểm của phương pháp này là nó chỉ giúp cho đường cong không bị phát triển thêm nhưng đồng thời lại không giúp điều trị cong vẹo cột sống.

Có 2 dạng áp nẹp định hình là nẹp mềm và nẹp cứng. Tùy thuộc vào vị trí cũng như độ lớn của đường cong; độ tuổi hay mức độ hoạt động của người bị cong vẹo mà phương pháp điều trị cong vẹo cột sống bằng nẹp định hình loại nào sẽ được chỉ định.

Giới tính của bệnh nhân cũng là một yếu tố quan trọng, vì các bé gái thường có nguy cơ phát triển chứng cong vẹo cột sống cao hơn các bé trai.

Áo/nẹp định hình cột sống có thể chỉ cần mặc vào ban đêm nhưng cũng có những loại cần phải mặc tới 23 tiếng/ngày. Khi được chỉ định điều trị cong vẹo cột sống bằng nẹp định hình thì cần lưu ý về thời gian đeo cho chính xác.

3. Phẫu thuật hợp nhất đốt sống trong điều trị cong vẹo cột sống

Điều trị cong vẹo cột sống bằng phẫu thuật loại hợp nhất đốt sống là một phương pháp được chỉ định với người trưởng thành - khi mà tình trạng cong vẹo cột sống chuyển nặng, có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như khó thở, các hội chứng tim mạch, biến dạng xương,...

Mục đích của phương pháp phẫu thuật trong điều trị cong vẹo cột sống là để gắn kết những đốt sống lại với nhau từ đó khiến cho cột sống lấy lại độ thẳng cần thiết. Khi phẫu thuật bác sĩ sẽ ghép một loại dây kim loại hay những thiết bị tương tự giúp ngăn chặn cho độ cong bị phát triển tiếp hậu phẫu thuật.

Phẫu thuật cong vẹo cột sống loại nào còn phụ thuộc vào dạng cong vẹo cột sống cũng như độ tuổi phải làm thủ thuật của bạn.

Đa số những bệnh nhân bị cong vẹo cột sống thần kinh cơ sẽ cần thiết phải thực hiện phẫu thuật điều trị cong vẹo cột sống. 

4. Các liệu pháp thay thế

Ngoài quan sát theo dõi, mặc áo/nẹp định hình hay phẫu thuật trong điều trị cong vẹo cột sống thì còn có những liệu pháp điều trị thay thế khác. Bao gồm:

Tập thể dục

Tuy chưa có những bằng chứng xác thực về việc tập luyện có thể cải thiện được độ cong vẹo cột sống nhưng các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng tập thể dục là phương pháp cần thiết khi điều trị cong vẹo cột sống nhằm đối phó với những triệu chứng do cong vẹo gây ra, ví dụ như hiện tượng đau lưng mức độ nhẹ.

Phương pháp nắn chỉnh cột sống

Có một số nghiên cứu đã chứng minh được hiệu quả của nắn chỉnh trong điều trị cong vẹo cột sống. Các bệnh nhân sau khi thực hiện nắn chỉnh cột sống đã cảm thấy dễ chịu hơn và nếu như hoàn thành một lộ trình cụ thể thì có thể đem lại kết quả khả quan trong 24 tháng sau khi kết thúc.

Phương pháp này trong điều trị cong vẹo cột sống có vai trò ngăn chặn sự phát triển tự nhiên độ cong của cột sống đối với người trưởng thành.

Tuy vậy, khi quyết định điều trị cong vẹo cột sống bằng nắn chỉnh thì bạn cần phải đảm bảo được rằng phương pháp này thích hợp với bạn và phải được thực hiện với những bác sĩ có uy tín và kinh nghiệm.

Hiện nay chưa có bằng chứng liên quan tói việc khôi phục độ thẳng của cột sống bằng nắn chỉnh tuy nhiên nó cũng đem lại hiệu quả trong việc giảm nhẹ những triệu chứng do cong vẹo cột sống gây ra.

Liệu pháp phản hồi sinh học

Trong điều trị cong vẹo cột sống thì phương pháp phản hồi sinh học được chỉ định với múc đích giảm những biểu hiện do cong vẹo cột sống gây ra.

Nó giúp cơ thể bệnh nhân nhận biết được các phản ứng của mình và từ đó học được cách kiểm soát chúng một cách chủ động.

Một vài nghiên cứu đã cho kết quả là những người tham gia nghiên cứu có kết quả tích cực, cơ thể họ được thông báo từ một thiết bị phản hồi sinh học khi đang ngồi một tư thế xấu chẳng hạn.

 Mặc dù chưa có các nghiên cứu lớn và dài hơi, nhưng có đến 70% bệnh nhân nhận thấy có sự cải thiện về các triệu chứng trong suốt thời gian thực hiện khảo sát này.

Liệu pháp kích thích điện (ES)

Đây là một phương pháp điều trị cong vẹo cột sống thay thể cũng để giảm thiểu những biểu hiện do cong vẹo cột sống gây ra.

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp trẻ có độ cong vẹo cột sống dưới 35 độ; loại cong vẹo cột sống tự phát và trẻ có ít nhất là 2 năm nữa cho việc phát triển khung xương.

Liệu pháp này có thể được chỉ định áp dụng kết hợp cùng với vật lý trị liệu. Một thiết bị kích thích điện sẽ được sử dụng. Những điện cực sẽ được đặt vào giữa các xương sườn ở bên của ngực hay phần thân trên, phần ngay dưới cánh tay và vùng lưng bị đường cong.

Các chu kỳ kích thích điện thường được thực hiện qua đêm ở nhà, kéo dài đến tám tiếng kích thích điện trên các cơ khi trẻ đang ngủ. Hiệu quả của phương pháp điều trị được bác sĩ kiểm tra liên tục. 

Tuy nhiên đây vẫn là một phương pháp trị liệu gây tranh cãi. 

Người bị cong vẹo cột sống tuyệt đối không được tự mình áp dụng phương pháp điều trị cong vẹo cột sống khi chưa có thăm khám và chỉ định hướng dẫn của bác sĩ.


Tác giả: NVD