Những thói quen sau đây có thể là nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Những thói quen sau đây có thể là nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp
Tuyến giáp có chức năng kiểm soát quá trình trao đổi chất và chuyển hóa của cơ thể. Sau đây là những thói quen xấu có thể là nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp mà bạn cần tránh.

Tuyến giáp là một tuyến nằm ở cổ, có hình dạng con bướm, có chức năng kiểm soát quá trình trao đổi chất và chuyển hóa của cơ thể. Tuy là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể nhưng nó  lại dễ bị xâm nhập và viêm nhiễm, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh.

Thông thường, khi tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp), bạn sẽ cảm thấy dễ lo lắng, run chân tay, vã mồ hôi, và nóng. Ngược lại, nếu có tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp), bệnh nhân sẽ cảm thấy lú lẫn, mệt mỏi và ớn lạnh, cùng với đó là các biểu hiện như tăng cân và táo bón.

Mặc dù chính xác những nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp cũng như các bệnh về tuyến giáp vẫn chưa được khoa học xác định rõ ràng, nhưng các nhà khoa học cho rằng có một số yếu tố nguy cơ cao có thể gây ra căn bệnh nguy hiểm này.

Dưới đây là 5 thói quen xấu ảnh hưởng tới tuyến giáp, có thể là nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp bạn nên tránh.

Những thói quen này là nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp:

1. Sử dụng đồ nhựa không đảm bảo đựng hoặc hâm nóng thức ăn

Để bảo vệ tuyến giáp, nên tránh ăn hoặc hâm nóng đồ ăn trong các loại hộp nhựa. Nhiệt độ cao có thể khiến hóa chất trong nhựa thâm nhập vào đồ ăn, đi vào cơ thể.

Không chỉ gây ra các vấn đề các bệnh tuyến giáp như cường giáp, suy giáp..., những chất độc hại này còn làm tăng nguy cơ, là nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp.

2. Căng thẳng

Căng thẳng cũng có thể là nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp. Nếu thường xuyên bị căng thẳng, cơ thể bạn sản sinh nồng độ hormone cortisol cao do tuyến giáp và tuyến thượng thận có mối quan hệ với nhau.

Điều tốt nhất cần làm là quản lý căng thẳng và sử dụng các loại thảo mộc thiên nhiên, tinh dầu, hoặc thiền để giảm bớt căng thẳng.

3. Sử dụng các chất độc hại

Đầu tiên phải kể đến florua - được sử dụng nhiều trong nước uống và kem đánh răng - ảnh hưởng đến cơ thể bằng cách giảm hoạt động tuyến giáp, có thể là nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp. Vì vậy, hãy kiểm tra hệ thống lọc nước và kem đánh răng để tránh được các bệnh về tuyến giáp.

Ngoài ra, bạn cũng cần phải lưu ý các kim loại nặng như nhôm, thủy ngân, chì, asen độc hại có xu hướng tích tụ trực tiếp ở tuyến giáp, là nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp. Các độc tố phổ biến nhất trong nhóm kim loại nặng là thủy ngân từ thực phẩm và ô nhiễm môi trường. 

Bạn cũng cần cẩn trọng với các loại thực phẩm có tồn đọng dư lượng thuốc trừ sâu. Khi đi vào cơ thể, thuốc trừ sâu gây hại tuyến giáp và tổn thương não. Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên rửa kỹ trái cây và rau xanh trước khi chế biến món ăn.

4. Thiếu iod cũng là nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp

Một chế độ ăn thiếu iod được coi là nguyên nhân chính gây suy giáp ở người lớn. Ở những khu vực vùng núi cao, số người mắc các bệnh suy giáp trạng cao hơn so với vùng đồng bằng và miền biển. Đây chính là nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp. Chính vì vậy, bạn hãy bổ sung iod bằng cách tăng cường ăn rau, thịt, muối....

5. Ăn quá nhiều đậu nành

Mặc dù đậu nành rất tốt cho sức khỏe thì bạn cũng không nên ăn quá nhiều. Nguyên nhân bởi đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành như sữa, đậu phụ... chứa phytoestrogen ức chế sản xuất hormone tuyến giáp và ngăn chặn sự hấp thu iod từ thực phẩm.

* Cách tự kiểm tra tuyến giáp tại nhà:

- Những người mắc ung thư tuyến giáp cho biết, khi bị bệnh, họ thường cảm nhận sự vướng tức, bó chặt ở vùng cổ. Không những vậy, họ còn chịu sự đau đớn nếu khối u có dấu hiệu lan lên góc hàm và hai bên mang tai.

- Để kiểm tra, bạn đứng trước gương và nhìn thẳng vị trí tuyến giáp (khu vực ngay dưới yết hầu của nam giới) rồi ngửa cổ ra sau sao cho vẫn nhìn thấy tuyến giáp.

- Chuẩn bị một cốc nước đầy và từ từ uống cho đến hết. Khi nuốt nước, cố gắng quan sát để phát hiện các chỗ phình ra hoặc lõm vào.


Tác giả: LPA