Bướu nhân tuyến giáp còn được gọi là u tuyến giáp, đây là tình trạng thay đổi của cấu trúc và chức năng của tuyến giáp.
Dấu hiệu của bướu nhân tuyến giáp là ở phía trước cổ có cảm giác bị mất cân đối. Đây cũng là một tổn thương thường gặp trong cộng đồng thăm khám lâm sàng. Theo thống kê thì tỷ lệ phát hiện bướu nhân tuyến giáp chiếm từ 4 - 7% dân số, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh thì nhiều hơn nam giới.
Khi siêu âm thì tỷ lệ phát hiện ra bướu nhân tuyến giáp nhiều hơn, tăng lên từ 19 - 67% phụ thuộc vào nhóm nghiên cứu. Tỷ lệ này có dấu hiệu tăng lên với nhóm người già (rơi vào khoảng 50% của người trên 60 tuổi), tuy vậy thì chỉ 1/20 số lượng ca này là có khối u bướu nhân tuyến giáp ác tính.
Hiện nay có 2 loại bướu nhân tuyến giáp đó là bướu đơn nhân và bướu đa nhân. Thường thì người ta chỉ sò thấy được những nhân lớn, đây là những nhân nằm ở gần bề mặt còn những nhân kích thước nhỏ có đường kính vào dưới 1 cm khó phát hiện hơn khi thăm khám lâm sàng mà thường thì phát hiện thông qua siêu âm.
Trong một vài trường hợp, nhân tuyến giáp lành tính có thể không phát triển hoặc nhỏ đi. Đa số những ca có bướu nhân tuyến giáp lành tính tiến triển rất chậm.
Thường thì bướu nhân tuyến giáp cũng không có dấu hiệu đặc biệt. Khi nhân phát triển lớn mới có thể quan sát được biểu hiện từ bên ngoài do sờ vào vùng cổ thấy nổi lên một hay nhiều nhân.
Những nhân này có thể phát triển từ khu vực tuyến giáp bị tổn thương do viêm hay một thùy tuyến giáp gặp hội chứng teo bẩm sinh. Với những thùy còn lại thì sẽ bị phì đại để có thể bù trừ từ đó phát triển thành các nhân giáp.
Hầu hết các nhân là dạng u nang có chứa dịch và tồn tại bất động nên người bệnh không cảm thấy cơ thể có biểu hiện nào bất thường. Tuy vậy thì nếu như nhân phát triển lớn hơn trong khu vực thì có thể gây ra hiện tượng khó nuốt, nghẹn, khàn tiến do chúng gây ra chèn ép tại chỗ.
Ở một vài trường hợp khác khi nhân tuyến giáp bị hoạt động quá mức khiến việc tăng sính sản xuất hormone tuyến giáp từ đó gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa của người bệnh chẳng hạn như mệt mỏi hay yếu cơ; giảm cân bất thường, rối loạn nhịp tip, ngủ không ngon, hay ra mồ hôi,...
Chẩn đoán
Xác định đâu là bướu nhân tuyến giáp lành tính và đâu là ác tính cần phải dựa vào những phương pháp kiểm tra khác nhau. Phương pháp chính xác nhất hiện nay chính là sinh thiết tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ rồi đem mẫu đi soi dưới kính hiển vi để tìm ra tế bào ung thư.
Siêu âm chỉ có thể cho bạn biết được số lượng, kích thước khối bướu nhân tuyến giáp, tính chất khối u là rắn hay lỏng chứ không giúp chẩn đoán được đâu là lành tính và ác tính.
Điều trị
Phương pháp điều trị bướu nhân tuyến giáp lành tính và ác tính là hoàn toàn khác nhau.
- Bướu nhân tuyến giáp lành tính
+ Nhân có kích thước nhỏ với đường kính từ 1 - 2 cm thì không cần can thiệp điều trị
+ Nhân có kích thước trung bình (đường kính 2-3cm): có thể can thiệp điều trị bằng hormone giáp trong thời gian 6 tháng, sau đó làm các đánh giá lại kết quả. Nếu như nhân giáp nhỏ đi thì sẽ tiếp tục cho bệnh nhân điều trị và theo dõi.
Còn nếu như kích thước của nhân vẫn to lên hay không có dấu hiệu nhỏ đi, kích thước lớn (trên 4cm) gây ra tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp (ví dụ như cường giáp, nhược giáp), gây chèn ép và biến chứng (khàn giọng, khó nuốt, đau...), gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ... thì có thể phải phẫu thuật.
Phương pháp điều trị bướu nhân tuyến giáp lành tính bằng sóng cao tần cũng được áp dụng thời gian gần đây để có thể giảm kích thước những nhân giáp mà không cần phải làm phẫu thuật.
- Bướu nhân tuyến giáp ác tính: Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp khi ở giai đoạn sớm và một vài phương pháp khác khi có chỉ định của bác sĩ.