- Khi bạn bị mắc các bệnh như viêm amidan, amidan sưng to làm chắn đường đi chuyển của thức ăn, khiến bạn cảm thấy bị nghẹn, đau và khó nuốt. Đôi khi bạn bị ốm, bị cúm cũng sẽ cảm thấy khó nuốt do amidan bị sưng lên.
- Hẹp thực quản cũng có thể là 1 trong những nguyên nhân gây khó nuốt. Hẹp thực quản thường là biến chứng của bệnh viêm thực quản mức độ nặng, ung thư thực quản.
- Các bệnh ung thư vùng đầu cổ như: ung thư thực quản đoạn trên, ung thư vòm họng, hạ họng - thanh quản, ung thư lưỡi, ung thư xuoang hàm,... sẽ làm suy giảm chức năng của các bộ phận trong vùng này, khiến việc nhai và nuốt gặp nhiều khó khăn.
- Một số loại thuốc hóa trị và xạ trị vùng đầu và cổ có thể gây hại cho các tế bào niêm mạc cổ họng, gây đau họng, cứng hàm, khó nhai, khó nuốt, hoặc các vấn đề khác. Chứng khó nuốt càng trầm trọng khi bạn nhận bức xạ càng nhiều, hoặc khi bạn đang kết hợp hóa trị và xạ trị.
Chứng khó nuốt có thể do nhiều lý do khác nhau, xảy ra ở nhiều mức độ nặng - nhẹ khác nhau. Điều quan trọng là tìm ra nguyên nhân rõ ràng để khắc phục tình trạng khó nuốt triệt để. Nếu chứng khó nuốt ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống của bạn, bạn nên đi thăm khám tại bệnh viện sớm.
- Ăn 5 hoặc 6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa lớn. Ăn lượng nhỏ thức ăn sẽ giúp bạn dễ nuốt hơn, ăn uống hứng thú hơn, miệng cũng không cần cố gắng sức để nuốt 1 lượng thức ăn lớn.
- Cắt nhỏ thức ăn trước khi chế biến.
- Nấu thực phẩm cho đến khi chúng chín mềm.
- Làm ẩm và làm mềm thực phẩm với nước sốt. Ưu tiên các món ăn lỏng như bún, miến, súp.
- Trong bữa ăn cũng có thể thêm món canh, nước dùng nhằm hỗ trợ việc nuốt trở nên dễ dàng hơn. Nhâm nhi nước lọc, nước ép qua ống hút trong khi ăn cũng có tác dụng hỗ trợ nuốt tương tự.
- Khi ăn nên ngồi thẳng lưng, hơi cúi đầu về phía trước, cũng sẽ giúp bạn thấy dễ nuốt hơn.
- Ăn chậm và nhai thật kỹ, ăn miếng nhỏ để khắc phục tình trạng khó nuốt.
- Hãy thử ăn sáng với các loại thực phẩm như bột yến mạch ăn liền, bột dinh dưỡng, bánh kếp, bánh quế và ngũ cốc đã được ngâm mềm trong sữa.
- Các món chính bạn có thể chọn: salad nhiều sốt, súp và món hầm, cá nấu chín mềm, đậu phụ.
- Các bữa phụ bạn có thể chọn: phô mai, mì, bún, miến, cháo, khoa tây nghiền,....
- Sữa, bánh khoai, kem, sữa chua,... là những món tráng miệng được khuyến nghị cho người mắc chứng khó nuốt.
- Chọn đồ ăn nhẹ như bơ hạt dẻ, táo, gelatin, sinh tố, và sữa chua.
- Tránh thức ăn thô, khó mềm trong miệng. Không nên ăn đồ ăn quá khô.
- Tránh thức ăn sắc và giòn như khoai tây chiên. Thức ăn quá cứng cũng sẽ khiến nhai và nuốt gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian, khiến bệnh nhân càng chán nản với việc ăn uống.
- Tránh thức ăn cay.
- Tránh các thực phẩm có tính axit như chanh, chanh, cam và cà chua.
- Cẩn thận ăn thức ăn nóng để giảm nguy cơ bỏng miệng. Thực phẩm lạnh có thể làm dịu cảm giác khó chịu trong miệng.
- Tránh uống rượu.
Chứng khó nuốt sẽ khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong ăn uống, khiến họ chán ăn, giảm lượng ăn, lâu dần sẽ gây thiếu dinh dưỡng, giảm cân, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Do vậy, mọi bệnh nhân cần chú ý thay đổi chế độ dinh dưỡng, khắc phục chứng khó nuốt càng sớm càng tốt. Hãy đến bệnh viện hoặc các trung tâm y tế để khám khi chứng khó nuốt không có dấu hiệu thuyên giảm theo thời gian.
Nguồn dịch: https://pearlpoint.org/are-you-having-a-hard-time-swallowing/