Điều trị ung thư tuyến giáp sau bao lâu thì sinh con được?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Điều trị ung thư tuyến giáp sau bao lâu thì sinh con được?
Điều trị ung thư tuyến giáp có ảnh hưởng tới sự sản xuất hormone của tuyến giáp nên việc mang thai gặp vấn đề hay rối loạn chức năng tình dục là điều cũng có thể xảy ra. Vậy sau điều trị ung thư tuyến giáp bao lâu thì có thể sinh con?

1. Điều trị ung thư tuyến giáp sau bao lâu thì sinh con được?

Nhu cầu sinh con ở những bệnh nhân sau điều trị ung thư tuyến giáp hay sau điều trị ung thư vú vẫn luôn ở mức cao. Đặc biệt là đối với nhóm phụ nữ đang trong độ tuổi sinh nở. Sau điều trị ung thư tuyến giáp thay vì có thai ngay người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chủ trị về mong muốn của mình để xem xem thể trạng cũng như cơ thể của người phụ nữ có đang thích hợp với việc có thai luôn không.

Đối với các bệnh ung thư ác tính thì những chuyên gia đều khẳng định rằng nếu sống qua giai đoạn 5 năm đầu tiên thì đã được coi là khỏi bệnh và thời điểm này có thể mang thai và sinh con như người bình thường.

Việc điều trị bằng hóa chất như xạ trị hay hóa trị có thể gây ra những tác dụng phụ liên quan tới kinh nguyệt, cụ thể là mất kinh nguyệt. Tuy vậy thì nếu như không sử dụng phương pháp tránh thai thì người phụ nữ vẫn có khả năng thụ thai và từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ.

Hiện tại thì các chuyên gia đều khuyên rằng nếu như muốn mang thai thì thời điểm tốt nhất là 5 năm sau khi điều trị ung thư tuyến giáp kết thúc. Lúc này tác dụng phụ lâu dài của thuốc hóa trị hay xạ trị đã không còn nữa; thêm vào đó sức khỏe của người mẹ đã ổn định hơn nên không gây ra những nguy hiểm cho thai nhi nữa.

Cũng theo những chuyên gia sức khỏe thì việc mang thai sau điều trị ung thư tuyến giáp hay ung thư vú cần phải lựa chọn thời điểm để an toàn là rất cần thiết. Việc mang thai cần đảm bảo không làm tăng khả năng ung thư bị tái phát hoặc tỷ lệ bị dị tật đối với thai nhi.

Một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng việc điều trị ung thư thành công bệnh nhân nếu muốn thì vẫn có thể sinh con. Tuy vậy thì trong khi đang làm điều trị thì dù bị mất, tắc kinh nguyệt bệnh nhân vẫn có thể thụ thai được nên cần sử dụng những biện pháp tránh thai an toàn.

Nếu như cảm thấy không chắc chắn hoặc lo lắng, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn hợp lý.

2. Nguy cơ ung thư thứ hai sau điều trị ung thư tuyến giáp

Sau điều trị ung thư tuyến giáp người bệnh có thể gặp phải một vài vấn đề tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe. Và một trong những vấn đề mà bệnh nhân cần phải quan tâm chính là nguy cơ họ phải đối mặt với một bệnh ung thư khác.

Ung thư tuyến giáp nếu quay trở lại sẽ được gọi là bệnh ung thư tuyến giáp tái phát. Tuy vậy một số bệnh nhân khi vượt qua ung thư tuyến giáp thì có thể phát triển thêm một loại bệnh ung thư mới không hề liên quan tới ung thư tuyến giáp về sau này và nó được gọi là bệnh ung thư thứ hai.

Thật không may rằng việc kết thúc điều trị được ung thư tuyến giáp không có nghĩa là bạn đã loại bỏ được hoàn toàn nguy cơ mắc ung thư khác. Dưới đây là các loại ung thư có nguy cơ trở thành ung thư thứ hai sau khi bạn kết thúc điều trị ung thư tuyến giáp:

- Ung thư vú (đối với phụ nữ)

- Ung thư tuyến tiền liệt

- Ung thư thận

- Ung thư tuyến thượng thận. Trong đó ung thư tuyến thượng thận đặc biệt có nguy cơ cao xảy ra ở những người bị ung thư tuyến giáp.

Ngoài ra với những bệnh nhân tiếp nhận điều trị ung thư tuyến giáp bằng i-ốt phóng xạ cũng có nguy cơ mắc các bệnh như bạch cầu lymphocytic cấp tích (kí hiệu là ALL), ung thư dạ dày hay ung thư tuyến nước bọt.


Tác giả: NVD