Sống sót sau điều trị ung thư vùng đầu cổ là gì? Cần phải làm gì?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Sống sót sau điều trị ung thư vùng đầu cổ là gì? Cần phải làm gì?
Sau điều trị ung thư vùng đầu cổ kết thúc bạn vừa vui mừng vì mình đã sống sót sau ung thư nhưng cũng sẽ thấp thỏm lo lắng về nguy cơ ung thư tái phát hoặc một loại ung thư thứ hai khác có thể phát triển.

1. Sống sót sau điều trị ung thư vùng đầu cổ là gì?

Sống sót sau điều trị ung thư vùng đầu cổ có nghĩa là bạn không có bất cứ một dấu hiệu ung thư nào nữa sau khi kết thúc điều trị.

Sự sống sót của người bệnh ung thư được bắt đầu tư việc chẩn đoán và những người cần phải tiếp tục điều trị bệnh trong một thời gian dài sau đấy để kiểm soát các chứng mãn tính khác hoặc giảm thiểu nguy cơ ung thư bị tái phát.

Sống sót là gì, cần phải như thế nào,.. là một phần tương đối phức tạp sau khi kết thúc điều trị ung thư vùng đầu cổ nói riêng và ung thư nói chung. Bởi nó là khác nhau ở mỗi người.

Những người sau khi kết thúc điều trị ung thư vùng đầu cổ thường trải qua một hỗn hợp những cảm giác mạnh mẽ chẳng hạn như vui vẻ, mừng rỡ, nhẹ nhõm rồi tới lo lắng, bất an, thấp thỏm.

Một số bệnh nhân cho biết họ có cuộc sống sau điều trị rất thoải mái và chấp nhận được những thay đổi ở bản thân mình. Nhưng một số khác lại lo lắng và cảm thấy không chắc chắn về việc họ sẽ đối phó như thế nào với cuộc sống hàng ngày.

Ngay cả khi thực hiện những cuộc kiểm tra y tế cũng sẽ khiến nhóm người này cảm thấy thấp thỏm và căng thẳng. Nhưng về cơ bản thì các bác sĩ điều trị hoặc các nhóm chăm sóc sẽ "vỗ về" cảm giác bất an của bạn và đưa bạn trở lại với cảm giác an toàn với quá trình sống sót sau điều trị ung thư vùng đầu cổ.

Điều này có thể đặc biệt đúng khi những lo lắng và thách thức mới xuất hiện theo thời gian, ví dụ như bất kỳ tác dụng muộn nào của điều trị, những thách thức về cảm xúc bao gồm lo sợ tái phát, lo ngại về sức khỏe tình dục và khả năng sinh sản, và các vấn đề tài chính và nơi làm việc.

2. Cần phải đối phó như thế nào?

Mỗi người sống sót có những mối quan tâm và thách thức riêng. Với bất kỳ thử thách nào, bước đầu tiên tốt nhất là có thể nhận ra được nỗi sợ hãi của bạn và nói về chúng. Để đối phó hiệu quả bạn cần:

- Hiểu về những thách thức bạn đang phải đối mặt là gì

- Suy nghĩ về giải pháp và lập kế hoạch đối phó

- Yêu cầu sự giúp đỡ từ gia đình, bác sĩ, các nhóm trợ giúp xã hội/cộng đồng

- Để cơ thể thoải mái và tích cực phối hợp với kế hoạch chăm sóc sức khỏe sau điều trị của bạn.

Có nhiều người cũng cảm thấy hữu ích khi được tham gia các nhóm cộng đồng trực tuyến hoặc tham gia trực tiếp với những người cũng sống sót sau điều trị ung thư như họ.

Việc nói chuyện với người khác - cũng từng như mình sẽ đem lại những trải nghiệm thiết thực và động lực hơn.

3. Thay đổi vai trò của người chăm sóc

Mỗi một người chăm sóc bạn sẽ đóng một vai trò khác nhau ở những giai đoạn khác nhau, ví dụ như giai đoạn đang điều trị bệnh hay sau khi kết thúc điều trị.

Việc người chăm sóc trợ giúp bạn những vấn đề liên quan tới thể chất, tới cảm xúc sẽ đem lại những hiệu quả nhất định, đặc biệt đối với những bệnh nhân có thời gian điều trị kéo dài trong nhiều tháng liên tục và thậm chí là có thể lâu hơn.

Tuy nhiên thì vai trò của người chăm sóc sau khi kết thúc điều trị ung thư sẽ thay đổi và cuối cùng thì việc chăm sóc những vấn đề như lúc mới phát hiện ung thư sẽ giảm lại hoặc có thể chấm dứt. Người chăm sóc sẽ chuyển sang tìm hiểu các cách thức cân chỉnh lại cuộc sống của người bệnh.

4. Một góc nhìn mới liên quan tới sức khỏe của bạn

Những người sau điều trị ung thư vùng đầu cổ được khuyến khích lên kế hoạch chăm sóc bản thân để có một sức khỏe tốt. Chẳng hạn như ngừng hút thuốc, không uống rượu bia hay kiểm soát những căng thẳng có thể xảy ra. 

Ngoài ra các hoạt động thể chất thường xuyên giúp củng cố sức khỏe của bạn tốt hơn. Tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn những bài tập phù hợp với loại ung thư cũng như tình trạng thể chất của bạn.

Điều quan trọng là phải thực hiện kiểm tra sức khỏe thường xuyên theo lịch hẹn tái khám của bác sĩ. Phục hồi sau điều trị ung thư vùng đầu cổ bao gồm những khuyến nghị liên quan tới bệnh bao gồm các vật lý trị liệu thích hợp, kiểm soát cơn đau, lập kế hoạch dinh dưỡng hay tư vấn cảm xúc.

Nói chuyện với bác sĩ của bạn để lên một kế hoạch chăm sóc sau kết thúc điều trị ung thư vùng đầu cổ là tốt nhất cho nhu cầu của bạn.


Nguồn dịch:

https://www.cancer.net/cancer-types/head-and-neck-cancer/survivorship

Tác giả: NVD