Bệnh đau vai gáy là một bệnh hay gặp trong lâm sàng, gây đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng làm việc của người bệnh.
Bệnh xảy ra tức thời sau khi ngủ dậy hoặc quay cúi cổ đột ngột, khi gặp lạnh, sau khi gánh vác nặng hoặc tư thế gối cao đầu một bên. Bệnh đau mỏi vai gáy cũng có thể là do thoái hóa đốt sống cổ hoặc do bệnh nghề nghiệp (đau vai gáy mạn tính).
- Theo Y học cổ truyền, đau vai gáy (lạc chẩm) thuộc phạm vi chứng tý. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, tấu lý sơ hở nên phong hàn thấp thừa cơ xâm nhập, bì phu kinh lạc làm tắc trệ mà gây ra đau (ngoại nhân).
- Bệnh cũng có thể là do người già can thận bị hư hoặc bệnh lâu ngày làm khí huyết giảm sút dẫn đến can thận bị hư, thận hư không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân cơ mà gây bệnh (nội nhân). Hoặc do khi ngủ gối đầu cao bất thường (bất nội ngoại nhân).
- Người bệnh đau mỏi vai gáy có biểu hiện đột nhiên cổ gáy vai đau cứng (có thể đau 1 bên hoặc cả 2 bên cổ gáy), quay cổ khó khăn, hạn chế hoặc không thể quay cổ.
- Phương pháp chữa bệnh là trục phong tán hàn, thông kinh hoạt lạc.
- Châm cứu và xoa bóp là phương pháp điều trị của Y học cổ truyền dân tộc không cần dùng thuốc, dễ học dễ làm, có thể thực hiện ngay tại các tuyến y tế cơ sở, mọi cán bộ y tế hoặc những ai say mê đều có thể học và làm được.
- Bệnh đau mỏi vai gáy là do phong hàn thấp xâm nhập khiến kinh lạc bị tắc trệ gây ra. Người tuổi cao can thận hư hoặc bệnh lâu ngày khiến khí huyết giảm sút, can thận hư không làm chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân cơ mà gây bệnh.
- Đầu và cổ bất động lâu, sai tư thế khiến khí huyết kém lưu thông gây đau vùng cổ vai gáy. Người bị đau vai gáy thường có triệu chứng đau 1 hoặc 2 bên cổ gáy và vai. Cơn đau có khi lan lên mang tai và thái dương hoặc đau lan xuống cánh tay.
- Đau mỏi vai gáy khiến việc quay cổ và cúi cổ gặp khó khăn, nếu sờ nắn thì càng đau. Khi ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ thì cảm thấy đau hơn nhiều, đặc biệt là khi trời lạnh, nếu nghỉ ngơi thì cơn đau có dấu hiệu giảm.
Để chữa bệnh đau mỏi vai gáy, bệnh nhân cần được trục xuất phong hàn ra khỏi cơ thể, đồng thời làm kinh hoạt lạc và giúp khí huyết lưu thông.
- Huyệt Phong trì: nằm từ giữa xương chẩm cổ 1 đo ngang ra 2 thốn, huyệt nằm ở chỗ trũng phía ngoài cơ thang, phía trong cơ ức đòn chũm.
- Huyệt Đại trữ: xác định từ giữa khe D1-D2 rồi đo ngang ra 1,5 thốn.
- Huyệt Phong môn: từ giữa khe đốt sống D2-D3 đo ngang ra 1,5 thốn.
- Huyệt Đốc du: từ đốt sống D6-D7 đo ngang ra 1,5 thốn.
- Huyệt Đại chùy: ở chỗ lõm ngay dưới đầu mỏm gai của đốt sống cổ 7.
- Huyệt Kiên tỉnh: nằm ở trên vai giữa đường nối từ đại chùy tới mỏm vai.
- Huyệt Bá lao: nằm từ đại chùy đo ngang ra 1 thốn, rồi lại đo thẳng hướng lên 2 thốn chính là vị trí của huyệt.
- Bệnh nhân ngồi trên ghế, thả lỏng cơ. Thầy thuốc đứng và làm lần lượt các động tác sau: xoa, day, lăn, bóp từ vùng bả vai qua huyệt Kiên tỉnh đến Đại trùy và lên huyệt Phong trì. Từ huyệt Đốc du lên huyệt Phong trì, mỗi động tác làm từ 3-5 lần.
- Bấm và day các huyệt Phong trì, Đại trùy, Phong môn, Kiên tỉnh, Đốc du (vừa bấm vừa vận động cổ quay sang phải và sang trái). Riêng huyệt Bá lao khi bấm thì không vận động cổ.
- Khi xoa bóp nếu kết hợp xoa thêm dầu gió hoặc cao sao vàng thì kết quả điều trị sẽ tốt hơn.
- Kiểm tra cơ ở vùng huyệt Đốc du nếu thấy co cứng thì ta bấm, bật cơ, day nhẹ thì bệnh nhân mắc bệnh đau mỏi vai gáy sẽ đỡ đau và vận động cổ gáy dễ dàng ngay.
- Khi vận động cổ bệnh nhân: thầy thuốc nắm một bàn tay kê ngang cổ bệnh nhân làm điểm tựa, còn tay kia của thầy thuốc điều khiển cổ bệnh nhân nghiêng sang phải, sang trái, cúi cổ và ngửa cổ.
- Khi xoa bóp nên kết hợp xoa thêm dầu gió hoặc cao sao vàng vào tay để cho kết quả cao hơn.
- Khi vận động cổ bệnh nhân trong quá trình xoa bóp, bấm huyệt, 1 tay người thực hiện kê ngang cổ bệnh nhân để làm điểm tựa, tay còn lại thì điều khiển cổ sang phải-trái, cúi-ngửa cổ.
- Người bệnh trên 45-50 tuổi thì nên kiểm tra mật độ khoáng chất xương rồi mới thực hiện xoa bóp, bấm huyệt.
- Người bệnh đau mỏi vai gáy mạn tính thì nên chụp X-quang phổi để xem có mắc phải các bệnh lý ở phổi và bệnh lý ở trung thất hay không rồi mới xoa bóp, bấm huyệt.