Ngoài các phương pháp điều trị bệnh bằng thuốc hay mổ, đối với những cơn đau mỏi vai gáy cấp tính, người bệnh thường có thói quen sử dụng các loại cao dán để giảm đau tức thời. Cao dán chữa đau mỏi vai gáy được nhiều người sử dụng rộng rãi tuy nhiên một số quan niệm sai lầm về phương pháp hỗ trợ điều trị này khiến cho nguy cơ đối mặt với tác dụng phụ của người sử dụng cao hơn.
Một số lưu ý trong việc sử dụng cao dán chữa đau mỏi vai gáy
Vai gáy là một trong những bệnh cơ xương khớp thường gặp, đặc biệt là đối tượng văn phòng, người lao động...làm việc sai tư thế, người cao tuổi bị thoái hóa các khớp, bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm...
Trong các phương pháp chữa đau mỏi vai gáy, cao dán là lựa chọn của nhiều người bệnh nhất là đối với những cơn đau cấp. Cao dán ngoài những ưu điểm mà nó mang lại như: giảm đau nhanh, thẩm thấu vào da giúp xoa dịu vùng bị đau, tiện lợi, dễ sử dụng thì công cụ này lại gây ra một số nguy hại nếu như không biết dùng đúng cách.
Dùng cao dán chữa đau mỏi vai gáy hay những bệnh cơ xương khớp khác cần phải được dùng đúng cách. Mỗi loại cao dán có những chỉ định về cách dùng cụ thể, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Chẳng hạn, khi dùng cao dán chống say tàu xe thì cần dán trước 4 giờ.
Mỗi loại cao dán có hướng dẫn sử dụng riêng, ví dụ thuốc chống say tàu xe Scopoderm TTS cần dán vào bụng, nhưng loại chống đau thắt ngực Nitroderm TTS thì phải dán vào vùng ngực (để thuốc thấm trước hết vào vùng cần tác dụng).
Một số loại cao dán có tác dụng toàn thân, chứa chất độc hoặc chống chỉ định với một số nhóm đối tượng, do vậy cần đọc kỹ hoặc nghe tư vấn kỹ trước khi dán vào vùng bị đau. Nên hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng miếng băng dán trong 12 giờ/ngày.
Trường hợp cao dán chứa chất động như ví du, băng dán dùng trong đau thắt ngực Nitroderm TTS chứa 5 mg hay 10 mg nitroglycerin. Thuốc tác dụng kéo dài nên cứ 24 giờ, cần một băng 5 mg, nếu không đủ hiệu lực thì dùng loại 10 mg. Cần dán đúng giờ, không nên dán thêm khi thuốc cũ vẫn còn hiệu lực.
Vùng da ở chỗ dán cao phải được rửa sạch, ít lông. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp. Bảo quản miếng còn lại bằng cách miết chặt khóa ở miệng gói.
- Miếng cao dán đã dùng xong không nên vứt bừa bãi, lượng thuốc dư thừa trên miếng cao có thể gây hại cho trẻ em nếu chúng lấy dán vào da hoặc đưa lên miệng, mắt, mũi...
- Không dán cao ở nơi da bị kích thích hay trầy xước vì như thế sẽ làm tăng sự thẩm thấu qua da của hoạt chất và có thể gây ngộ độc.
- Không dán lên mắt, niêm mạc, vùng da bị trầy xước, vùng da nổi mụn…
- Không dán cao quá lâu. Mỗi loại cao dán có chỉ định thời gian dán. Ví dụ, Salonpas chỉ định không dán quá 8 giờ. Nếu để quá lâu, vùng da ở nơi dán có thể bị phỏng.
- Dùng quá liều sẽ gây ra tác dụng phụ, chú ý thời gian tháo miếng cao theo chỉ định của bác sĩ hoặc người bán thuốc. Không nên dùng băng dán quá liều và quá thời gian chỉ định. Salonpas chỉ định không nên dán quá 3 lần/ngày và quá 7 ngày.
- Cân nhắc sử dụng nếu có tiền sử bị dị ứng hoặc bị dị ứng với một số chất có trong cao dán.
Trên đây là một số lưu ý khi sử dụng cao dán chữa đau mỏi vai gáy. Bạn nên chú ý tuân thủ một số quy tắc để đảm bảo công dụng điều trị được phát huy một cách tốt nhất.