Thuốc điều trị đau mỏi vai gáy có thể gây ra những tác dụng phụ nào?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa phẫu thuật ngoại thần kinh cột sống Bệnh viện Việt Đức
Thuốc điều trị đau mỏi vai gáy có thể gây ra những tác dụng phụ nào?
Thuốc điều trị đau mỏi vai gáy cần phải phù hợp với thể trạng của từng người bệnh. Các loại thuốc này nếu lạm dụng có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng tới quá trình phục hồi của người bệnh.

1. Các nhóm thuốc điều trị đau mỏi vai gáy

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy là gì mà thuốc điều trị đau mỏi vai gáy sẽ được kê sao cho phù hợp. Thường thì những loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định là nhóm thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm và thuốc giãn cơ.

Cụ thể:

- Thuốc kháng viêm không steroid (non-steroid): Diclofenac và meloxicam celecoxib.

- Thuốc giảm đau: Loại thuốc giảm đau không cần kê đơn paracetamol. Thuốc do bác sĩ kê đơn là ylenol 8H, tramadol, codein hoặc gabapentin, pregabalin trong trường hợp đau dây thần kinh.

- Thuốc giãn cơ: Mydocalm, myonal, diazepam.

- Thuốc chống trầm cảm nếu người bệnh bị mất ngủ hay gặp các cơn đau dây thần kinh kéo dài.

2. Tác dụng phụ của các nhóm thuốc điều trị đau mỏi vai gáy

Mỗi một loại thuốc sẽ đều có những tác dụng phụ nếu như không được sử dụng đúng chỉ định và theo tư vấn của bác sĩ. Dưới đây là một số tác dụng phụ của thuốc điều trị đau mỏi vai gáy mà người bệnh cần hết sức lưu ý. Hãy thông báo cho bác sĩ nếu như gặp phải các hiện tượng này để được giải quyết kịp thời.

Tuy nhiên những tác dụng phụ này có thể xảy ra hoặc không xảy ra ở những trường hợp khác nhau. Có người gặp nhiều tác dụng phụ, nhưng cũng có người không gặp tác dụng phụ nào.

Thuốc kháng viêm không steroid

- Chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày

- Tác dụng phụ tại miệng: viêm lợi, sưng tuyến nước bọt, sưng mang tai

- Tại thực quản: thuốc điều trị đau mỏi vai gáy kháng viêm không steroid có thể gây ra chứng viêm thực quản, loét thực quản

- Vấn đề với ruột non: mặc dù là tác dụng phụ hiếm gặp nhưng thuốc có thể gây ra tình trạng loét hỗng tràng dẫn tới xẹp, viêm ruột non nếu dùng trong thời gian dài

- Với ruột già: thuốc gây tiêu chảy, đau bụng. Lúc này cần phải ngừng thuốc ngay

- Với bệnh nhân đang bị bệnh Crohn, viêm loét ruột già chảy máu khi uống thuốc này có thể làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn

- Với trực tràng: nóng rát trực tràng, cơn mót rặn trực tràng.

Thuốc giảm đau

- Viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa khiến bệnh nhân bị nôn mửa, sụt cân

- Nghiện thuốc: nếu sử dụng thuốc giảm đau liều nặng

- Huyết áp cao

- Gãy xương

- Các tổn thương gan: suy gan, chán ăn, buồn nôn, thậm chí tử vong nếu không được can thiệp

- Các tổn thương thận: Paracetamol và ibuprofen có thể gây tổn thương thận nếu như uống trong thời gian dài hoặc với người có những tổn thương thận từ trước.

Thuốc giãn cơ

Thuốc giãn cơ được sử dụng phổ biến là thuốc điều trị đau mỏi vai gáy. Thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ sau:

- Khiến người uống bị chóng mặt, buồn ngủ

- Thần kinh bị căng thẳng, cảm giác người mệt mỏi

- Cảm giác hạ huyết áp khi đứng lên đột ngột

- Nước tiểu có thể có màu đỏ hoặc màu cam khi đi tiểu.

Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm thường gây ra những tác dụng phụ trên cả đàn ông và phụ nữ với các biểu hiện sau đây:

- Bị buồn nôn

- Khiến bạn ăn nhiều hơn, tăng cân

- Suy giảm, mất ham muốn tình dục kèm theo những vấn đề tình dục khác như rối loạn chức năng cương dương hay bị giảm những cơn cực khoái

- Buồn ngủ, mệt mỏi

- Mất ngủ

- Bị khô miệng

- Mắt bị mờ

- Táo bón

- Chóng mặt

- Dễ bị kích động

- Cáu gắt

- Hay bị lo lắng, bất an, bồn chồn.

Nhìn chung thì việc sử dụng thuốc điều trị đau mỏi vai gáy như thế nào, liều lượng ra sao cần phải có sự tư vấn cũng như kiểm tra và bệnh sử trước khi sử dụng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. 

Gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực y tế, Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Với hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.

Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – 468 Nguyễn Trãi - Phường 8 - Quận 5 – TP. HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.730.8999 để được tư vấn.

Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/

Xem thêm:

=>> Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân bị bệnh xương khớp tại nhà


logo vietlife healthcare-done

Tác giả: Phạm Thanh