Bệnh đau vai gáy dân văn phòng không còn xa lạ gì với những người 'ngồi bàn giấy'. Thế nhưng, bệnh vẫn không được chú trọng thậm chí nhiều người xem nhẹ coi đó là bình thường mà ít ai biết nó có thể dẫn đến teo cơ, tàn phế. Nếu không muốn gặp những biến chứng này hãy nhận biết sớm triệu chứng đau vai gáy và chữa trị kịp thời.
- Bệnh đau mỏi vai gáy là tình trạng khớp vai, cổ gáy bị chèn ép trong thời gian dài dẫn tới hư hại, gây đau, phù nề. Thực tế hiện nay, không khó để bắt gặp những trường hợp gặp tình trạng bị đau vai gáy mất ngủ, đau mỏi vai gáy gây tê bì chân tay.
- Áp lực công việc khiến một số người không thể nghỉ ngơi thường xuyên, nhìn chằm chằm vào máy tính gần nhưu cả 8 tiếng làm việc. Tình trạng mỗi lần ngả đầu về sau hoặc nâng khớp vai lên cao cảm thấy đau nói như bị điện giật là rất dễ xảy ra. Nhiều người còn gặp tình trạng phần vai, cổ gáy bị đau nhức ê ẩm nhiều giờ liền, thậm chí có thể không nhấc được cánh tay, đi khám mới biết mình bị bệnh đau mỏi vai gáy.
- Dấu hiệu đau vai gáy không dễ nhận biết ở giai đoạn đầu. Bởi vì, lúc này, chỗ viêm còn hẹp chưa phát cơn đau ra nhiều mà chỉ thi thoảng đến rồi tự mất. Theo thời gian, người bệnh có thể dễ dàng nhận biết dấu hiệu bệnh qua:
+ Mức độ cơn đau tăng dần, người bệnh thường thấy bị đau âm ỉ vùng cổ gáy lan xuống vùng chẩm, bả vai, cánh tay.
+ Tê bì dọc phần bả vai, cánh tay và dần lan xuống cổ tay, mu bàn tay.
+ Phù nề, sưng viêm vùng khớp xương vai gáy.
+ Mất dần cảm giác vận động và bị teo cơ, biến dạng khớp.
Bệnh đau mỏi vai gáy là căn bệnh dễ mắc, dễ tái phát nhưng khó điều trị dứt. Vì thế, người bệnh cần chủ động trong cách phòng ngừa và điều trị, tránh bệnh nặng gây ảnh hưởng tới chức năng vận động vốn có.
Dưới đây là 7 cách phòng ngừa bệnh đau mỏi vai gáy và đơn giản nhất định bạn cần áp dụng thường xuyên:
- Ngồi đúng tư thế khi làm việc.
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, nhất là về đêm và sáng sớm.
- Thực hiện tư thế làm việc đúng: Giữ thẳng lưng hoặc tựa người vào tấm dựa của ghế, mắt nhìn thẳng, không ngồi quá thấp hoặc quá cao, không gập đầu sát bàn. Đồng thời, khuỷu tay đặt vuông góc với bàn phím.
- Dành thời gian nghỉ giải lao từ 2 – 3 phút bằng cách tập luyện các bài tập tại chỗ đơn giản khi làm việc 1 tiếng đồng hồ liên tục.
- Muốn giảm bệnh đau vai gáy, tránh những biến chứng khôn lường thì mọi người không nên gối đầu quá cao, trên 10cm khi ngủ. Không nằm vẹo người khi đọc sách hoặc xem ti vi.
- Tránh bẻ cổ, khớp vai vì có thể khiến đĩa đệm bị trật gây đau hơn.
- Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, sử dụng nhiều thực phẩm giàu vitamin C, E, D, thực phẩm giàu canxi và chất xơ cho cơ thể.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
Một khi đã mắc bệnh đau mỏi vai gáy thì người bệnh không thể chủ quan. Đau vai gáy có thể dẫn tới nhiều biến chứng như teo cơ, biến dạng khớp, bại liệt, tàn phế.
Ngay khi nhận thấy biểu hiện, người bệnh cần nhanh chóng tới các cở sở y tế chuyên khoa thăm khám để có hướng điều trị kịp thời.
Những lưu ý về tư thế ngủ giúp phòng ngừa bệnh đau vai gáyPhòng khám đa khoa Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.
Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – Số 583 Sư Vạn Hạnh, P.13, Q.10, TP.HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.7307.8999 để được tư vấn.
Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/