Cần lưu ý gì trong điều trị đau mỏi vai gáy khi mang thai để không ảnh hưởng đến thai nhi?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Cần lưu ý gì trong điều trị đau mỏi vai gáy khi mang thai để không ảnh hưởng đến thai nhi?
Việc điều trị đau mỏi vai gáy khi mang thai sẽ được các bác sĩ cân nhắc hạn chế dùng thuốc ít nhất có thể để tránh làm ảnh hưởng tới thai nhi. Các phương pháp như massage, châm cứu, vật lý trị liệu sẽ được ưu tiên hơn.

1. Hạn chế can thiệp y tế và sử dụng thuốc

1.1. Hạn chế dùng thuốc trong điều trị đau mỏi vai gáy khi mang thai do thay đổi sinh lý ở bà bầu

Với những bà bầu bị đau mỏi vai gáy do sự thay đổi cân nặng, thay đổi hormone, do tư thế xấu,... thì thường tình trạng không nghiêm trọng, bệnh có thể được giảm thiểu bằng các phương pháp chữa trị đơn giản:

- Đầu tiên là cần thay đổi tư thế. Ngủ, ngồi và vận động ở tư thế đúng sẽ giúp giảm bớt áp lực lên cột sống và các dây thần kinh, cơn đau sẽ được cải thiện dần và mất hẳn.

- Khi mang thai, bà bầu bị thay đổi hormone đột ngột, dẫn đến strees, mất ngủ, đau lưng, đau vai gáy,... Tuy nhiên, bà bầu cần kiên trì chờ cơ thể thích ứng dần dần, các cơn đau sẽ biến mất. Để giảm bớt đau vai gáy, bà bầu có thể vận động nhẹ nhàng, massage, xoa bóp. 

Tránh sử dụng các thuốc điều hòa hormone để điều trị đau mỏi vai gáy khi mang thai, có thể gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

- Phụ nữ khi mang thai cần nghiên cứu chế độ ăn uống khoa học, sao cho đảm bảo đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển nhưng vẫn tránh được việc bị tăng cân đột ngột và tăng cân quá nhiều, gây áp lực lên cột sống, gây ra các cơn đau xương khớp. 

1.2. Hạn chế can thiệp y tế khi bà bầu có tiền sử bệnh xương khớp

Nếu phụ nữ bị đau mỏi vai gáy khi mang thai do các bệnh lý xương khớp xuất hiện từ trước thì nên tập trung giảm đau, giúp bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn. Việc điều trị các bệnh lý xương khớp có thể để đến sau khi sinh con. Bởi việc tiêm thuốc hoặc phẫu thuật để điều trị đau mỏi vai gáy khi mang thai và chữa bệnh xương khớp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. 

Nếu các cơn đau quá trầm trọng, hãy tham gia massage, chườm nóng, chườm lạnh, châm cứu hoặc tập vật lý trị liệu. Các phương pháp giảm đau như nhiệt trị liệu cũng có thể cho tác dụng tốt mà không ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu cần phải sử dụng đến thuốc giảm đau, ưu tiên thuốc bôi, xịt hoặc miếng dán ngoài ra, hạn chế tối đa thuốc tiêm.

1.3. Hạn chế can thiệp y tế đau mỏi vai gáy nếudo sỏi mật

Sỏi mật là nguyên nhân khiến cho bà bầu thường có những cơn đau vai phải. Nếu sỏi mật không gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bà bầu thì có thể trì hoãn việc điều trị sỏi mật đến sau khi sinh con. Bởi sử dụng các thuốc tán sỏi hoặc phẫu thuật lấy sỏi có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. 

Bà bầu có thể ăn nhiều thức ăn dễ tiêu, uống nhiều nước, hạn chế đồ ăn cay nóng,... để giảm kích thước sỏi mật và những khó chịu do sỏi mật gây ra.

Bà bầu cũng không nên uống những bài thuốc Đông y làm tan sỏi mật. Bởi dù các dược liệu khá an toàn, nhưng nguồn gốc, chất lượng khó nắm bắt, và dược tính của chúng tác động tới thai nhi chưa được nghiên cứu chuyên sâu.

2. Lưu ý khi điều trị đau mỏi vai gáy khi mang thai do các bệnh lý nguy hiểm

Có một số trường hợp, đau mỏi vai gáy khi mang thai là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm, cần được can thiệp y tế sớm. Bệnh nhân và bác sĩ cần chú ý hết sức khi điều trị đau mỏi vai gáy khi mang thai và bệnh lý nguyên nhân để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi:

- Thai ngoài tử cung sẽ gây đau bụng dữ dội, lan ra lưng và vai gáy, kèm theo triệu chứng chảy máu âm đạo. Hầu hết, các trường hợp thai ngoài tử cung đều không thể cứu sống thai nhi. Bà bầu cần lập tức đến ngay bệnh viện để được phẫu thuật cấp cứu, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

- Tiền sản giật là rối loạn nguy hiểm trong thai kỳ, bao gồm các triệu chứng như đau mỏi vai gáy, tăng huyết áp, phù tay chân. Tiền sản giật có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng mẹ và bé, cần được khám chữa kịp thời. 

Việc điều trị tiền sản giật yêu cầu phải sử dụng nhiều loại thuốc. Bệnh nhân cần theo sát chỉ định của bác sĩ và thăm khám định kỳ để giảm thiểu những tác động của thuốc lên thai nhi.

- Nếu người mẹ bị viêm màng não sẽ bị đau đầu dữ dội, các cơn đau sẽ lan xuống cổ và vai gáy. Đây cũng là căn bệnh nguy hiểm, cần được cấp cứu kịp thời. Bác sĩ sẽ cần kê thuốc chữa cho mẹ, và kiểm soát không cho bệnh lây sang thai nhi. 

Bệnh nhân cũng cần theo sát chỉ định điều trị đau mỏi vai gáy khi mang thai và viêm màng não của bác sĩ và thăm khám định kỳ để giảm thiểu những tác động của thuốc lên thai nhi.


Tác giả: Minh Vy