Ai nên áp dụng phương pháp vật lý trị liệu? Một số bài tập vật lý trị liệu chữa đau cổ vai gáy

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Ai nên áp dụng phương pháp vật lý trị liệu? Một số bài tập vật lý trị liệu chữa đau cổ vai gáy
Ngoài các phương pháp điều trị như dùng thuốc giảm đau, phẫu thuật, xoa bóp...thì vật lý trị liệu chữa đau cổ vai gáy cũng là một trong những cách giúp người bệnh giảm đau và khỏi bệnh.

Đau cổ vai gáy là căn bệnh xương khớp thường gặp ở người có tư thế làm việc không phù hợp như làm việc liên tục trên máy tính; tư thế nghỉ ngơi không đúng khiến đầu hoặc cổ vai bị căng cứng. Đau cổ vai gáy thường dễ tấn công nhân viên văn phòng, người lao động dưới thời tiếng nắng nóng, thời tiết khắc nghiệt. Nhiễm lạnh từ điều hòa, quạt máy cũng có thể bị đau cổ vai gáy.

Ngoài các tác nhân thời tiết, lao động sai tư thế thì đau cổ vai gáy cũng có thể do mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoái hóa đốt sống cổ, bệnh lý ống sống...

Đau cổ vai gáy khiến bệnh nhân đau nhức âm ỉ đôi khi đau dữ đội ở vùng cổ gáy, cơn đau có thể lan lên tai, thái dương hoặc lan xuống cánh tay. Co cứng cơ, tê nhức cánh tay, cẳng tay, bàn tay, ngón tay hoặc nghiêm trọng hơn là teo cơ, yếu liệt cơ, mất khả năng vận động cánh tay là những hậu quả mà đau vai gáy gây ra ở nhiều người.

Hiện nay, điều trị đau cổ vai gáy được tiến hành bằng sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc kết hợp châm cứu, xoa bóp.

Việc điều trị đau vai gáy được tiến hành bằng việc sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, hoặc kết hợp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt theo đông y. Bên cạnh đó, áp dụng vật lý trị liệu chữa đau vai gáy là phương pháp điều trị đau vai gáy cổ phổ biến hiện nay. Vật lý trị liệu chữa đau cổ vai gáy bao gồm:

- Phương pháp nhiệt trị liệu (hồng ngoại, đắp Paraphin): tác dụng giảm đau, chống co cứng cơ và giãn mạch, tăng chuyển hóa dinh dưỡng. Phương pháp điện trị liệu (sóng ngắn, điện phân): chống viêm giảm đau, chống phù nề, chống co thắt cơ, tăng cường chuyển hóa.

- Phương pháp Laser: làm mềm mô cơ, giảm đau chống viêm, tái tạo các tổ chức. Phương pháp Siêu âm: làm mềm tổ chức tổn thương xơ sẹo trong sâu, giảm kết dính, giãn cơ, tăng cường chuyển hóa, tăng tuần hoàn máu và tăng tải tạo tổ chức, giảm đau, chống viêm.

- Tập vận động vùng cổ vai gáy: tập các bài tập nhẹ nhàng như kéo giãn cơ như cúi đầu, ngửa đầu, ưỡn cổ, nghiêng xoay đầu, cử động cổ lên xuống để giúp tăng lưu thông máu và giãn cơ vùng đau nhức. Bài tập vật lý trị liệu chữa đau cổ vai gáy

Chỉ định cho những đối tượng nào?

- Bài tập vật lý trị liệu chữa đau cổ vai gáy dưới đây được chỉ định cho các trường hợp đau vai gáy cổ do co cứng cơ (do thiếu máu nuôi dưỡng các cơ), viêm dây thần kinh cơ vai hoặc các bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoái hóa đốt sống cổ.

Mục đích của các bài tập vật lý trị liệu chữa đau cổ vai gáy này là giải tỏa các cơn đau vai gáy, cải thiện chức năng vận động cổ vai gáy và ngăn ngừa các biến chứng thoái hóa đốt sống cổ.

1. Bài tập vật lý trị liệu chữa đau cổ vai gáy số 1

Với bài tập này, ta sẽ làm nóng vùng cổ bằng cách xoa từ sau gáy ra trước cổ. Sau đó day dọc theo 7 đốt sống cổ theo hướng từ trên xuống dưới. Tiếp tục day theo dọc cơ thang 2 bên và rãnh cơ thang với lực vuông góc với đốt sống cổ. Chú ý: Tay không trượt trên da khi day.

Thực hiện lần lượt các động tác cúi, ngửa, nghiêng sang trái, nghiêng sang phải 45 độ. Mỗi động tác thực hiện 3-5 lần.

Thực hiện bài tập này nhiều lần trong ngày và ấn cơ cổ từ 30 giây – 1 phút.

2. Bài tập vật lý trị liệu chữa đau cổ vai gáy số 2

Người bệnh thả lỏng toàn thân, đầu và cổ giữ nguyên 1 khối. Sau đó đẩy đầu ra sau mà vẫn giữ nguyên cổ, đẩy vai về trước từ 1-3 giây rồi trở về vị trí cũ. Lặp lại động tác này nhiều lần trong mỗi giờ để phát huy hiệu quả giảm đau nhức vùng cổ vai gáy .

Chú ý: Khi thực hiện, cằm không được chạm vào cổ.

3. Bài tập vật lý trị liệu chữa đau cổ vai gáy số 3

Người bệnh ngồi xếp bằng trên giường hoặc trên sàn nhà. Đan hai tay vào nhau rồi từ từ đưa hai tay lên cao, đồng thời hít sâu, đầu nhìn hướng lên trên. Sau đó nghiêng người sang bên trái, rồi nghiêng sang bên phải. Đưa tay về gần mắt rồi từ từ hạ tay xuống, đầu di chuyển theo.  Lặp lại bài tập 2-3 lần.


Tác giả: Lê Cường