Đau vai gáy gặp ở mọi lứa tuổi, các nghề nghiệp khác nhau, với bệnh cảnh thường gặp là đau mỏi vùng cổ, vai, cánh tay, thậm chí có những trường hợp nặng có thể gây đau mỏi, tê bì xuống cánh tay một hoặc hai bên. Để có thể tìm cách chữa đau vai gáy phù hợp, bạn cần xác định được nguyên nhân khiến bạn bị bệnh. Trong một số trường hợp bị đau nặng, bạn nên làm một số xét nghiệm:
– Chụp X quang thường quy: thẳng, nghiêng và chếch ¾ trái, phải, có thể phát hiện những tổn thương cột sống cổ.
– Chụp cộng hưởng từ chỉ định khi bệnh nhân có đau kéo dài trên 4-6 tuần, đau ngày càng tăng, có tổn thương thần kinh tiến triển, có biểu hiện bệnh lý tuỷ cổ, hoặc các dấu hiệu cảnh báo gợi ý bệnh lý ác tính hay nhiễm trùng.
– Xạ hình xương: khi nghi ngờ ung thư di căn hoặc viêm đĩa đệm đốt sống, cốt tuỷ viêm.
– Điện cơ giúp phát hiện tổn thương nguồn gốc thần kinh và phân biệt bệnh lý tuỷ cổ với bệnh lý rễ và dây thần kinh ngoại biên.
– Xét nghiệm máu.
Theo chuyên gia, khi điều trị đau vai gáy bạn cần lưu ý những nguyên tắc:
– Điều trị nguyên nhân kết hợp với điều trị triệu chứng bệnh.
– Kết hợp điều trị thuốc, không dùng thuốc với các biện pháp phục hồi chức năng.
– Chỉ định điều trị ngoại khoa trong một số ít các trường hợp đặc biệt.
Về cơ bản, Điều trị chứng đau vai gáy không khó. Quan trọng là cần phải giải quyết được 3 vấn đề sau:
- Thứ nhất, tăng cường máu lên vùng cổ gáy.
- Thứ hai là làm mềm bó cơ vùng cổ gáy để tăng trao đổi chất và vận động linh hoạt cho vùng vai gáy
- Thứ ba là phải tác động được vào dây thần kinh cổ gáy để tránh tình trạng co cứng cục bộ do rối loạn hệ thần kinh cổ gáy.
Tùy vào tình trạng mức độ tổn thương của khớp mà người bệnh sẽ được các bác sĩ đưa ra liệu trình với những bài tập khác nhau. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia vật lý trị liệu trước khi tập. Trước khi bắt đầu bài tập phục hồi chức năng khớp vai bạn nên khởi động làm nóng trong vòng từ 5-10 phút, có thể đi bộ hay đạp xe đạp tại chỗ.
Bài dịch: https://www.spine-health.com/blog/9-lesser-known-tips-easing-neck-pain