Sau điều trị ung thư, bệnh nhân có thể phải chịu một số tác dụng phụ của quá trình hóa trị, xạ trị hoặc một số loại thuốc. Ngoài các tác dụng phụ như rụng tóc, giảm cân, rối loạn tiêu hóa, thì bệnh nhân cũng gặp một số tác dụng phụ trên miệng, cổ họng...
Bệnh nhân ung thư thanh quản sau cắt thanh quản có thể bị mất giọng hoặc ăn uống khó khăn, ngoài ra hiện tượng khô miệng, nhiễm trùng, loét miệng...cũng rất thường thấy ở nhiều bệnh nhân.
- Thay đổi vị giác hoặc khô miệng
- Loét miệng hoặc nhiễm trùng
- Sưng miệng, nhiệt miệng
- Nhạy cảm với thức ăn nóng hoặc đồ ăn lạnh
- Sâu răng
Những thay đổi về răng miệng sau điều trị ung thư có thể khiến người bệnh suy kiệt do cản trở ăn uống, dẫn đến mất nước hoặc suy dinh dưỡng. Nếu bị sốt trên 38 độ, ăn uống khó khăn, bệnh nhân cần nhập viện càng sớm càng tốt.
Ở các bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ, những tác dụng phụ lên các vùng xung quanh miệng và họng thường nặng hơn so với những bệnh ung thư khác do vị trí khối u nằm gần. Do vậy việc quan tâm và phòng ngừa các tác động của hóa chất, phóng xạ...lên miệng và cổ họng là một việc quan trọng. Nếu phòng ngừa và chủ động có biện pháp xử trí nhanh, việc phục hồi của bệnh nhân sẽ trở nên hiệu quả và nhanh hơn.
Để bảo vệ và phòng ngừa các vấn đề răng miệng, cổ họng sau điều trị ung thư, bệnh nhân cần:
- Kiểm tra răng miệng trước khi điều trị
- Làm sạch răng miệng hàng ngày: Nhiều bệnh nhân ung thư thường rơi vào trạng thái mệt mỏi, kiệt sức, đôi khi phải thở máy, nằm trên giường bệnh nhiều ngày, không thể đi lại được. Lúc này người bệnh rất khó vệ sinh cá nhân, tắm rửa hoặc vệ sinh răng miệng, do vậy người nhà cần trao đổi với bác sĩ về việc vệ sinh miệng cho bệnh nhân nhằm phòng tránh các vấn đề viêm nhiễm, loét, nhiễm trùng....
- Súc miệng nhiều lần trong ngày bằng nước ấm, nước muỗi loãng hoặc baking soda hay bất kỳ công thức nào do các bác sĩ khuyến nghị
- Chải răng, lưỡi, nưới sau mỗi bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ
- Dùng bàn chải mềm để tránh tình trạng chảy máu, có thể dùng chỉ nha khoa để hạn chế tác động mạnh lên miệng
Sau điều trị ung thư, miệng và cổ họng của người bệnh rất nhạy cảm. Do đó nếu muốn khơi lại vị giác cũng như kích thích người bệnh ăn uống, bạn cần:
- Chọn thực phẩm mềm, dễ nuốt
- Làm mềm thực phẩm bằng nước thịt, nước sốt hoặc các loại chất lỏng khác
- Có thể xay nhuyễn thức ăn để bệnh nhân dễ nuốt hơn
- Có thể dùng thuốc giảm đau hoặc bình xịt làm tê miệng giúp hạn chế những cơn đau vùng miệng và cổ họng.
- Tránh thực phẩm dễ gây kích ứng miệng hoặc cổ họng; như thực phẩm cay nóng, giòn, cứng, hoặc đường
- Không uống đồ uống có cồn, trà, hút thuốc.
Để khắc phục tình trạng khô miệng, bệnh nhân cần:
- Uống thật nhiều nước: Không riêng bệnh ung thư, bệnh nhân sau điều trị ung thư nói chung thường được khuyến khích uống thật nhiều nước để đào thải các hóa chất, tia xạ và giảm triệu chứng khô miệng. Ngoài nước lọc, bệnh nhân có thể uống nước ép từ trái cây hoặc rau xanh để tăng cường dưỡng chất.
- Uống nước theo ngụm nhỏ, thường xuyên nhấm nháp để giữ miệng ẩm ướt
- Có thể nhai đá bào hoặc kẹo cứng không đường, món tráng miệng lạnh, nhai kẹo cao su không đường
Bởi tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị, người bệnh sau điều trị ung thư thường bị thay đổi vị giác, cụ thể:
- Xạ trị có thể gây ra sự thay đổi vị ngọt, chua, đắng và mặn.
- Thuốc hóa trị: gây ra mùi hóa chất hoặc kim loại trong miệng
Với những thay đổi này, bệnh nhân cần được thay đổi khẩu vị để tìm ra loại phù hợp nhất với bạn.
- Nếu thức ăn có vị nhạt nhẽo, hãy ướp thực phẩm để cải thiện hương vị của chúng hoặc thêm gia vị vào thức ăn.
- Nếu thịt đỏ có vị lạ, hãy chuyển sang các thực phẩm giàu protein khác như thịt gà, trứng, cá, bơ đậu phộng, gà tây, đậu hoặc các sản phẩm từ sữa.
- Nếu thực phẩm có vị mặn, đắng hoặc axit, hãy thử làm ngọt chúng.
- Nếu thực phẩm có vị kim loại, hãy chuyển sang dụng cụ bằng nhựa và các món ăn không phải là kim loại.
- Nếu bạn có mùi vị khó chịu trong miệng, hãy thử ngậm một vài giọt chanh, kẹo cao su hoặc bạc hà không đường.
Dịch: https://www.cancer.gov/about-cancer/treatment/side-effects/mouth-throat