Làm thế nào để có thể sống chung với bệnh trào ngược dạ dày thực quản?

Làm thế nào để có thể sống chung với bệnh trào ngược dạ dày thực quản?
Trào ngược là một căn bệnh ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày và có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc làm thế nào để sống chung với bệnh trào ngược dạ dày thực quản là rất quan trọng và cần thiết.

Làm thế nào để sống chung với bệnh trào ngược dạ dày thực quản thực sự không hề dễ dàng. Điều này là do bệnh có thể ảnh hưởng tới việc ăn uống mà cuộc sống của chúng ta tập trung vào dinh dưỡng cho các chức năng của cơ thể và duy trì cuộc sống.

Những triệu chứng có thể gặp khi sống chung với bệnh trào ngược dạ dày thực quản bao gồm ợ nóng, đau rát ở ngực ngay sau khi ăn, buồn nôn hoặc nôn trong khi ăn... Dưới đây là những phương pháp giúp cải thiện tình trạng trên để bệnh nhân có thể sống chung với bệnh trào ngược dạ dày thực quản một cách dễ dàng nhất có thể.

1. Những vấn đề có thể gặp khi mắc bệnh trào ngược

Có một số tác dụng phụ từ việc bị trào ngược dạ dày thực quản. Nhiều tác dụng phụ này có thể làm thay đổi cuộc sống và gây ra các vấn đề sức khỏe vĩnh viễn.

- Thiếu vitamin. Đã có những nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng việc sử dụng một số loại thuốc điều trị trào ngược thực quản dạ dày sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt vitamin ở người bệnh.

- Các vấn đề về tiêu hóa. Các loại thuốc thường được sử dụng, cả thuốc không kê đơn và dược phẩm, có liên quan đến việc gây ra vi khuẩn gây tiêu chảy cho bệnh nhân sống chung với bệnh trào ngược dạ dày.

- Trào ngược cổ họng. Cảm giác nóng rát hoặc đau họng có thể là tác dụng phụ của trào ngược dạ dày thực quản. Sự khó chịu ở cổ họng này được gọi là bỏng cổ họng.

- Hơi thở hôi. Ngoài các tình trạng trên, bệnh nhân còn có thể cảm thấy dễ bị hôi miệng nếu bị trào ngược acid hoặc ợ nóng thường xuyên.

2. Làm thế nào để sống chung với bệnh trào ngược dạ dày thực quản?

Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống là một trong những cách lớn nhất để sống chung với bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Dưới đây là một số chế độ ăn uống được đề nghị giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn,

- Điều quan trọng là nhận ra các thực phẩm là nguyên nhân gây ra tình trạng trào ngược acid. Hãy tránh các thực phẩm có hại là cách tốt nhất để giảm các triệu chứng liên quan khi sống chung với bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

- Tuân thủ chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh. Tránh xa các đồ chiên rán, đồ ăn nhanh và bổ sung thêm nhiều rau và vitamin trong bữa ăn hàng ngày.

Làm thế nào để có thể sống chung với bệnh trào ngược dạ dày thực quản? - Ảnh 2.

Sống chung với trào ngược dạ dày thực quản - Ảnh Internet

- Sử dụng mật ong manuka như một phương thuốc tự nhiên giúp chống lại các vấn đề tiêu hóa và trào ngược acid. Hãy sử dụng 1-2 thìa mật ong manuka mỗi ngày đến khi bạn không còn gặp các vấn đề trào ngược nữa. Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể sử dụng chúng như một loại thuốc kháng acid bằng cách dùng 1/4 đến 1 muỗng cà phê sau khi ăn thứ gì đó gây ra chứng ợ nóng khó chịu.

- Kiểm soát cân nặng khi sống chung với bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Cân nặng quá mức có thể có tác động lớn đến việc tăng thêm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh.

- Chú ý tới tư thế ngủ. Khi nằm xuống, điều quan trọng là nâng cao phần thân trên của bệnh nhân để giúp ngăn chặn các acid của dạ dày đi lên qua thực quản hoặc cổ họng.

- Sử dụng thuốc. Các loại thuốc có sẵn để điều trị các triệu chứng khi sống chung với bệnh trào ngược dạ dày thực quản bao gồm thuốc chẹn thực thể H2 và PPI (Thuốc ức chế bơm Proton). Loại thuốc này có sẵn cả theo toa và thuốc không kê đơn. Hãy thử các loại thuốc kháng acid không kê đơn như Prilosec hoặc Zantac.

- Châm cứu. Các chuyên gia đã chứng minh rằng châm cứu có thể giúp giảm bớt các triệu chứng trào ngược thực quản dạ dày ở một số người.

3. Những điều cần tránh

Dưới đây là những điều cần tránh khi sống chung với bệnh trào ngược dạ dày thực quản để giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.

- Loại bỏ thực phẩm và đồ uống gây ra các triệu chứng trào ngược.

- Tránh ăn ngay trước khi đi ngủ.

- Kê cao đầu lên bằng gối khi ngủ.

- Tránh ăn các thực phẩm có tính acid (như cà chua hoặc cam), thức ăn cay, thực phẩm có hàm lượng chất béo cao, thực phẩm có lượng caffeine quá mức.

- Không uống rượu, bia, chất kích thích.

- Không hút thuốc.


Tác giả: Anh Dũng