Tìm hiểu tổng quan về bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Tìm hiểu tổng quan về bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản viết tắt là GERD chứng bệnh này gây ra dấu hiệu đặc trưng là ợ nóng, ợ chua,…nếu bệnh không được điều trị sớm và kịp thời có thể gây ung thư hóa.

1. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) còn có cái tên khác là viêm thực quản trào ngược, đặc trưng bởi tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản, axit dạ dày làm tổn thương thực quản nghiêm trọng, khiến bệnh nhân có biểu hiện ợ nóng, ợ chua,…

Thời điểm xuất hiện những cơn trào ngược dạ dày thực quản thường xảy ra sau bữa ăn, những cơn trào ngược này thường xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn và thường không xuất hiện khi bệnh nhân ngủ.

Tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ không có gì đáng nói nếu chúng chỉ xảy ra với tần suất ngắn, khi chúng xuất hiện liên tục trong một khoảng thời gian dài thì chúng được coi là axit dạ dày trào ngược lên thực quản.

Ai cũng có thể mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản tuy nhiên chứng bệnh này thường có xu hướng xuất hiện ở những người mắc chứng béo phì, những người đang mang thai hay những người thường xuyên hút thuốc lá.

trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng axit trào ngược lên dạ dày. (Ảnh: Internet)

2. Triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản

Những người bị trào ngược dạ dày thực quản thường có những biểu hiện bệnh như sau:

Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng

- Ợ hơi thường xuất hiện khi người bệnh cảm thấy đói

- Ợ nóng xuất hiện từ vùng ngực dưới hay dạ dày, sau đó lan đến cổ

- Ợ chua thường xảy ra vào buổi sáng sau khi đánh răng. Ợ chua thường đi kèm với ợ nóng, khi ợ lên, người bệnh cảm thấy có vị chua trong miệng.

Các triệu chứng ợ có thể tăng dần lên khi người bệnh uống nước, khi cúi gập về phía trước, khi ăn no, khi đang đầy bụng khó tiêu hoặc khi nằm nghỉ, ngủ vào ban đêm. 

Buồn nôn, nôn

Triệu chứng buồn nôn thường xuất hiện ngay sau khi người bệnh ăn hoặc ăn quá no. Khi đó, người bệnh sẽ có cảm giác mắc nghẹn thức ăn, dẫn đến bị buồn nôn, nôn. Người bệnh cũng dễ bị nôn hơn bình thường khi ốm nghén, say xe hoặc khi dùng một số loại thuốc,...

Đau, tức ngực

Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh có cảm giác đau ở thực quản, phần chạy qua ngực. Nguyên nhân là axit trào ngược lên kích thích vào các đầu mút các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, gây ra cảm giác đau giống như đau ở ngực. 

Khản giọng và ho

Khi axit trào ngược, chúng sẽ tiếp xúc với dây thanh quản, làm cho dây thanh quản bị sưng tấy. Hiện tượng này sẽ khiến người bệnh bị khó nói, khản giọng và lâu ngày chuyển thành ho. 

Khó nuốt

Khi bệnh tiến triển nặng, axit dạ dày sẽ trào ngược lên với tần suất lớn. Điều này sẽ làm niêm mạc thực quản bị phù nề, sưng tấy. Do đó, người bệnh sẽ có cảm giác nuốt nghẹn, khó nuốt và vướng ở cổ. 

Đắng miệng

Dịch dạ dày trào lên có thể đi kèm với dịch mật, do đó người bệnh sẽ cảm thấy đắng miệng. Đây là biểu hiện của sự rối loạn thần kinh dạ dày, làm cho cơ thể mở quá mức van môn vị và dịch mật trào ra. 

Miệng tiết ra nhiều nước bọt

Khi axit trào ngược lên, nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn để trung hòa axit.

Ngoài những biểu hiện trên, người bệnh có thể bị chán ăn, thiếu máu, sụt cân hoặc bị chảy máu đường tiêu hóa. 

3. Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản được các Bác sĩ chuyên khoa chỉ ra là do sự đóng mở bất thường của hệ cơ vòng của thực quản dưới, khi cơ tâm vị đóng mở không đều có thể khiến cho acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ dẫn tới tình trạng này có thể kể tới như:

Béo phì

Người bệnh thường xuyên sử dụng rượu, các đồ uống có cồn

Thoát vị cơ hoành

Phụ nữ mang thai

Hút thuốc

Khô miệng

Hen suyễn

Tiểu đường

Bệnh mô liên kết.

4. Tác hại của trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản lâu ngày có thể dẫn đến những biến chứng sau:

- Hẹp thực quản

- Viêm, loét thực quản

- Barrett thực quản (tiền ung thư thực quản)

- Ung thư thực quản

- Mòn răng, mòn tai, viêm tuyến giáp

- Viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phế quản hoặc viêm phổi

biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản để lại nhiều biến chứng khó lường. (Ảnh: Internet)

5. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, điều đầu tiên bạn cần làm chính là thay đổi chế độ ăn, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và hạn chế những thực phẩm có tính chua hay những thực phẩm chứa quá nhiều chất béo. Bạn cũng cần hạn chế sử dụng những thuốc có nguy cơ làm tổn thương dạ dày của bạn như aspirin, paracetamol,…

Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc thì bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc ức chế thụ thể H2 điển hình là Ranitidine hoặc Famotidine. Ranitidine hoặc Famotidine ngăn ngừa cơ thể tiết ra axit dạ dày. Một trong những điều mà bệnh nhân cần lưu ý khi sử dụng những thuốc này là nên sử dụng trước khi ăn để giảm đi cảm giác ợ chua, ợ nóng.

Một loại thuốc nữa cũng hay được sử dụng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản chính là dòng thuốc có công dụng ức chế bơm proton điển hình là thuốc Omeprazole. Omeprazole có tác dụng tốt hơn Ranitidine hoặc Famotidine, chúng ức chế dạ dày tiết acid và thường được sử dụng trong những đợt cấp của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Đối với những bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị nhưng không hiệu quả thì có thể có chỉ định phẫu thuật thắt đáy vị để giúp cơ tâm vị hoạt động tốt hơn, giảm đi nguy cơ trào ngược dạ dày.

Để kiểm soát tốt bệnh trào ngược dạ dày thực quản ngoài việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị, bệnh nhân cũng cần thực hiện một số biện pháp sau:

Có một chế độ ăn hợp lý, ăn tăng cường rau xanh và trái cây, hạn chế đồ ăn chua hay đồ ăn chứa nhiều chất béo.

Giảm sử dụng thực phẩm từ sữa

Hạn chế nằm nghỉ ngay sau khi ăn

Không để cơ thể rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì

Sử dụng thuốc điều trị bệnh theo đúng chỉ định của các Bác sĩ chuyên khoa

6. Người bị trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì?

Bột yến mạch, bánh mỳ

Đây là những loại thực phẩm giúp làm trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày, do đó hạn chế những tổn thương đối với người bệnh.

người bị trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì

Người bị trào ngược dạ dày thực quản nên ăn bánh mỳ, bột yến mạch, sữa chua, các loại đậu, đỗ, nghệ & mật ong,.. (Ảnh: Internet)

Đậu, đỗ

Trong đậu, đỗ,... chứa nhiều chất xơ cao cùng các amino acid. Đây là những chất rất tốt dành cho người bị trào ngược dạ dày thực quản

Đạm dễ tiêu

Các loại đạm dễ tiêu bao gồm: thịt lưỡi lợn, thịt ngan, thịt thăn lợn. Những loại đạm này làm trung hòa axit, hạn chế các triệu chứng của bệnh đối với người bị trào ngược dạ dày.

Sữa chua

Trong sữa chua chứa nhiều men có lợi cho tiêu hóa. Do đó, người bệnh nên ăn sữa chua hàng ngày, tuy nhiên không nên ăn khi đói.

Mật ong và nghệ

Mật ong và nghệ giúp hỗ trợ điều trị người bị trào ngược dạ dày thực quản vô cùng hiệu quả.


Tác giả: Phạm Thị Mai