Những dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ cha mẹ nên biết!

Những dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ cha mẹ nên biết!
Trào ngược dạ dày ở trẻ là một bệnh không nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển và quá trình tăng cân của trẻ. Vì thế, cha mẹ nên nhận biết các dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ để có thể điều trị kịp thời.

Những dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ dưới đây sẽ giúp cha mẹ nhận biết được tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.

1. Dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ

Bệnh trào ngược dạ dày có khả năng xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau, đặc biệt tỷ lệ trẻ mắc bệnh dưới 3 tuổi cao hơn nhiều lần so với trẻ trên 3 tuổi. Trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ thường do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu gồm nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân sinh lý. Cha mẹ nên hiểu rõ dấu hiệu của từng loại bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp. Dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ gồm:

1.1. Dạng bệnh lý

Đối với dạng bệnh lý, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có dấu hiệu quấy khóc, nôn mạnh thành dạng vòi, bỏ bú hoặc bỏ ăn nhiều lần. Ngoài ra trẻ còn ho và khò khè thường xuyên. Đối với trẻ lớn hơn thường nôn, buồn nôn nhiều, cổ họng có vị chua, ợ nóng, xương ức nóng rát, đau khi nuốt. Dạng bệnh lý các dấu hiệu thường lặp lại thường xuyên. Trẻ mắc bệnh trào ngược dạ dày dạng bệnh lý thường sụt cân, không tăng cân, có nguy cơ thiếu máu, suy dinh dưỡng, mòn răng. Nghiêm trọng hơn là tình trạng khó thở, các bệnh về đường hô hấp, ngừng thở do sặc.

1.2. Dạng sinh lý

Những dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ cha mẹ nên biết! - Ảnh 2.

Trào ngược dạ dày ở trẻ em dạng sinh lý là dấu hiệu không nguy hiểm - Ảnh Internet

Là dấu hiệu không nguy hiểm, trẻ có thể tự khỏi sau một thời gian hoặc do việc thay đổi thói quen cho ăn/ uống của trẻ giúp hạn chế. Dấu hiệu trào ngược dạ dày dạng sinh lý thường xảy ra với trẻ sơ sinh đến dưới 6 tháng tuổi. Biểu hiện duy nhất là trẻ nôn ra sữa hoặc thức ăn sau khi ăn no. Trẻ vẫn chơi đùa, phát triển, tăng cân bình thường khi có những dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ dạng sinh lý này.

2. Dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ đã biến chứng

Nếu trẻ mắc bệnh trào ngược dạ dày lâu ngày không được chữa trị kịp thời dễ ảnh hưởng đến sức khỏe và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Cụ thể các dấu hiệu bệnh đã biến chứng gồm:

Biến chứng trào ngược dạ dày về tiêu hóa: trẻ bị trào ngược dạ dày biến chứng về tiêu hóa dễ dẫn đến viêm thực quản ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt. Thậm chí trường hợp biến chứng nặng có thể gây ra tình trạng barrett thực phẩm, đường thực quản hẹp khiến thức ăn từ miệng xuống dạ dày khó khăn, trẻ chậm lớn, tiêu hóa kém.

Những dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ cha mẹ nên biết! - Ảnh 3.

Trào ngược dạ dày ở trẻ có nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ - Ảnh Internet

Biến chứng trào ngược dạ dày về hô hấp: dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ biến chứng về hô hấp là tình trạng trẻ thở khò khè, ho kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Việc ảnh hưởng về hô hấp xảy ra do axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản khiến dây thanh ở cổ họng dày lên, trẻ bị khò khè đôi khi khàn giọng, hen suyễn.

Biến chứng trào ngược dạ dày về tai-mũi-họng và răng miệng: dấu hiệu trẻ bị biến chứng về tai mũi họng và răng miệng có thể dẫn đến các bệnh về viêm xoang, viêm tai, chạm tăng cân, mòn răng, các bệnh răng miệng. Lâu dài, bệnh có thể ảnh hưởng đến việc phát triển hành vi của trẻ.

Khi cha mẹ phát hiện các dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ cần phân biệt đó là trào ngược dạ dày sinh lý hay bệnh lý. Thông thường trào ngược dạ dày sinh lý thường gặp với trẻ dưới 1 tuổi, trào ngược dạ dày bệnh lý thường gặp với trẻ trên 1 tuổi. Cha mẹ nên cho trẻ thăm khám để các bác sĩ có những lời khuyên và phương pháp điều trị kịp thời.

Những dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ trên chỉ mang tính chất tham khảo, để biết tình trạng sức khỏe trẻ chính xác, bạn nên cho trẻ đi thăm khám chuyên khoa nhi định kỳ để theo dõi và phát hiện những bất thường ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.


Tác giả: Phương Nguyễn