Trào ngược dạ dày gây hôi miệng: Từ A đến Z những điều cần biết

Trào ngược dạ dày gây hôi miệng: Từ A đến Z những điều cần biết
Hôi miệng là triệu chứng thường gặp ở những người bị trào ngược dạ dày. Trào ngược dạ dày gây hôi miệng khiến nhiều người tự ti trong giao tiếp và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Hôi miệng là triệu chứng thường gặp ở những người bị trào ngược dạ dày. Tình trạng này khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, mất tự tin khi giao tiếp. Vậy làm thế nào để cải thiện chứng trào ngược dạ dày gây hôi miệng?

1. Mối liên hệ giữa hơi thở và cơ thể

Hôi miệng không chỉ làm bạn mất tự tin trong giao tiếp mà đôi khi còn khiến người khác có ấn tượng tiêu cực về việc vệ sinh răng miệng của bạn. Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn ngay cả khi bạn đã thực hiện một chế độ chăm sóc răng miệng nghiêm ngặt như đánh răng, dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng, … thì bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra.

Trào ngược dạ dày gây hôi miệng: Từ A đến Z những điều cần biết - Ảnh 2.

Hơi thở và cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau (Ảnh: Internet)

Đọc thêm: 

Tác dụng của lá mơ với dạ dày là gì?

Uống nghệ mật ong có tốt không? Đau dạ dày nên uống nghệ mật ong lúc nào?

Hơi thở có mùi thường xảy ra sau khi bạn ăn những thức ăn có mùi mạnh. Quá trình tiêu hóa không bắt đầu trong dạ dày mà bắt đầu từ miệng, nơi thức ăn được phân hủy bằng cách nhai. Trong quá trình này, các mảnh vụn thức ăn có thể còn đọng lại dù cho bạn đã đánh răng và súc miệng rất kỹ để loại bỏ mùi hôi trước mắt che đi tạm thời.

Nếu bạn thấy miệng vẫn còn mùi hôi thì bạn nên đi thăm khám kiểm tra ngay. Đôi khi, vấn đề này có thể xuất phát từ thức ăn có mùi đặc hay bệnh nướu răng hoặc do sự ăn mòn axit trên răng và cổ họng bị viêm đỏ. Đó là dấu hiệu điển hình của bệnh trào ngược dạ dày gây nên.

2. Trào ngược dạ dày gây hôi miệng như thế nào?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay còn gọi là GERD một loại bệnh lý, được hiểu là dòng chảy ngược của các chất trong dạ dày như thức ăn khó tiêu, dịch mật trào ngược, axit dạ dày đi vào thực quản của bạn gây ra hơi thở khó chịu.

Nguyên nhân chính dẫn đến trào ngược là do cơ vòng thực quản dưới (LES) bị giãn hay bị lỗi. LES giống như một chiếc van giữa thực quản và dạ dày mở ra để cho thức ăn vào và nhanh chóng đóng lại ngay sau đó. Khi LES bị giãn bất thường, van này vẫn có thể mở và cho phép axit thoát ra ngoài sau đó đi lên cổ họng.

Khi bị trào ngược dạ dày sẽ gây ra hơi thở khó chịu và các triệu chứng khác như ợ nóng, có vị đắng, chua trong miệng, buồn nôn, ho khàn giọng, sâu răng và có mùi khó chịu trong miệng.

Một khi triệu chứng hôi miệng xảy ra thì tình trạng bệnh của bạn có thể ở mức độ nghiêm trọng buộc phải tìm cách khắc phục hôi miệng, điều trị bệnh trào ngược dạ dày tận gốc.

Trào ngược dạ dày gây hôi miệng: Từ A đến Z những điều cần biết - Ảnh 3.

Trào ngược dạ dày gây hôi miệng là nỗi ám ảnh với nhiều người (Ảnh: Internet)

3. Cách điều trị hôi miệng do bệnh trào ngược dạ dày gây ra

3.1. Sử dụng thuốc để điều trị

Khi bị trào ngược dạ dày thực quản gây hôi miệng, bạn nên đến thăm khám và điều trị bệnh tại cơ sở y tế. Các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp cho bạn, một số loại thuốc bác sĩ có thể chỉ định như:

- Trào ngược dạ dày ở thể trung bình và nhẹ có thể sử dụng nhóm thuốc ức chế thụ thể H2 bao gồm: Cimetidin, Ranitidin, Famotidin, Nizatidine… với liều dùng ngày chia 2 lần, mỗi lần 1 viên và uống trước ăn từ 15 đến trước ăn 30 phút.

- Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI) bao gồm Omeprazol, Rabeprazole, Lansoprazol, Pantoprazol, … được dùng trước ăn 30 phút với liều lượng 1 viên và sử dụng liên tục từ 4 – 8 tuần. Nếu theo dõi thấy tình trạng bệnh thuyên giảm thì sẽ giảm liều hoặc ngừng sử dụng thuốc. Nếu theo dõi tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn sẽ tăng liều gấp đôi hoặc thực hiện nội soi đánh giá.

- Nhóm thuốc kháng acid dạ dày: Loại thuốc này được sử dụng phổ biến, là sự kết hợp giữa magie và nhôm. Thuốc được bào chế theo nhiều dạng như gel, thuốc cốm, viên nén, bột cho bạn dễ lựa chọn. Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà có số lần uống phù hợp. Nên uống sau ăn từ 1 – 3 giờ hoặc uống trước khi đi ngủ.

Tuy nhiên, việc dùng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ vẫn là điều cần thiết. Mọi người không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc dùng không đúng liều lượng.

Trào ngược dạ dày gây hôi miệng: Từ A đến Z những điều cần biết - Ảnh 4.

Để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày và hôi miệng do bệnh, mọi người nên điều trị theo phác đồ từ bác sĩ (Ảnh: Internet)

3.2. Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống

Chỉ một vài thay đổi đơn giản về lối sống, chế độ ăn uống có thể giúp bạn ngừa chứng hôi miệng do trào ngược dạ dày gây nên, chẳng hạn: 

- Người bệnh nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi đánh răng như sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa để làm sạch miệng.

- Nên ăn nhiều bữa trong ngày thay vì ăn ba bữa hằng ngày.

- Nhai kẹo cao su để giúp hơi thở thơm mát

- Uống nhiều nước để kích thích sản xuất nước bọt và axit từ miệng.

- Ăn thực phẩm giàu chất xơ để chống hôi miệng.

- Hạn chế hoặc tránh những thực phẩm như rượu, cà phê, thực phẩm chiên, trái cây họ cam quýt, nước trái cây, thức ăn cay, tỏi, hành, …

- Duy trì cân nặng khỏe mạnh để giảm áp lực lên cơ vòng thực quản.

Hôi miệng là vấn đề phổ biến thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Bạn có thể giải quyết được bằng cách tăng cường vệ sinh răng miệng và tránh ăn các loại thực phẩm có mùi mạnh. Nhưng nếu bạn bị hôi miệng do chứng trào ngược dạ dày và kèm theo các triệu chứng khác thì bạn nên tuân thủ theo đơn thuốc mà bác sĩ chỉ định. Đồng thời thay đổi lối sống và các thói quen sẽ giúp bạn nhanh khỏi bệnh hơn.

Nguồn tham khảo:

1. Acid Reflux and Bad Breath

2. Halitosis and gastroesophageal reflux disease: a possible association


Tác giả: hangvt