Từ lâu, trà đã nằm trong danh sách các thức phẩm cần tránh cho những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, từ "trà" có rất rộng, tức là có rất nhiều loại trà khác nhau, từ trà xanh, trà đen, đến các loại trà thảo mộc khác. Vậy người bị trào ngược dạ dày có nên uống trà không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Trà đen hay hồng trà là một loại trà truyền thống đã rất quen thuộc với chúng ta. Trong trà này có chứa methylxanthines, hoạt động trên hệ thống thần kinh trung ương. Nhưng chúng cũng hoạt động như một chất làm giãn cơ trên một loại mô gọi là cơ trơn, có trong các mạch máu, đường hô hấp và trong một dải cơ gọi là cơ thắt thực quản dưới, hay còn gọi LES. LES hoạt động như một van chống trào ngược giữa dạ dày và thực quản.
Trà chứa ít caffeine hơn cà phê, nhưng nó cũng có 2 loại methylxanthines khác, là theobromine và theophylline - cả hai đều có thể đóng vai trò là chất làm giãn cơ trên LES. Vì lý do đó, trà có thể làm cho LES nới lỏng, khiến cho thức ăn có thể trào lên thực quản.
Vậy nên nếu bạn thắc mắc bị trào ngược dạ dày có nên uống trà đen thì câu trả lời là không, hãy chú ý nhé.
Trà lipton là một loại trà mà có lẽ chúng ta đôi khi vẫn sử dụng. Nếu như trà bình thường khi pha rất ít axit, thì trà lipton lại là vấn đề khác. Hầu hết những loại trà đóng gói được tăng cường một chất bảo quản là axit ascorbic, và nhiều loại cũng có hương vị với nước ép cam quýt, làm cho chúng có tính axit hơn. Những đồ uống có tính axit như vậy gây kích thích niêm mạc thực quản và gây khó chịu cho những ai bị trào ngược dạ dày, làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Vậy ngoài việc không nên uống trà đen, câu trả lời cho câu hỏi "bị trào ngược dạ dày có nên uống trà đóng gói hay không" là cũng là "không". Mọi người nên chú ý để hạn chế nó.
Trà xanh chứa ít caffeine và methylxanthines hơn đáng kể so với trà đen nhưng nó cũng gây kích ứng với các triệu chứng trào ngược axit. Một nghiên cứu của Nhật Bản công bố trên tạp chí "Digestive Diseases and Sciences" tháng 10 năm 2011 đã chứng minh rằng những người uống trà xanh có tỷ lệ trào ngược dạ dày cao hơn 1,5 lần.
Mặc dù trà bạc hà có nhiều đặc tính hỗ trợ tiêu hóa, nhưng bạc hà cũng chứa nhiều methylxanthines, điều này có thể gây rắc rối nếu bạn bị trào ngược axit. Điều tương tự cũng xảy ra với yerba mate, cũng có caffeine.
Vì vậy bạn nên hạn chế trà xanh nếu chưa biết bị trào ngược dạ dày có nên uống trà không.
Các loại trà thảo mộc như trà cam thảo, trà hoa cúc, trà đinh hương,... rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày. Đây là những trà thảo mộc không chứa caffeine.
Trà cam thảo giúp tăng lớp màng nhầy của niêm mạc thực quản, rất tốt trong việc làm dịu tác dụng của axit dạ dày. Trà hoa cúc giúp làm dịu thần kinh, cơ thể được thư giãn,...
Nếu bạn còn thắc mắc người bị trào ngược dạ dày có nên uống trà thảo mộc không thì đáp án là "có" nhé, bạn nên bổ sung thêm vào bữa ăn hằng ngày.
Hy vọng với những thông tin trên bạn đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi "bị trào ngược dạ dày có nên uống trà không"? Để từ đó bạn biết nên uống những loại gì, không nên uống gì, giúp bảo vệ cơ thể, giúp sức khỏe mau hồi phục cũng như cơ thể khỏe mạnh. Nếu có những thắc mắc hay khó khăn gì hay gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác nhé.
Nguồn: https://www.livestrong.com/article/488145-why-does-tea-aggravate-gerd/