Có rất nhiều nguyên nhân khiến trào ngược dạ dày gây ra tình trạng khó thở. Tại sao biến chứng trào ngược dạ dày lại gây khó thở? Làm thế nào để cải thiện tình trạng này mà không cần dùng thuốc? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn:
Trào ngược dạ dày là nguyên nhân gây nên các triệu chứng như ợ hơi, đau thượng vị, buồn nôn… Bên cạnh đó, khi biến chứng trào ngược dạ dày gây hiện tượng khó thở và tức ngực. Theo các chuyên gia, tình trạng khó thở của biến chứng trào ngược dạ dày thường xuất phát từ các nguyên nhân:
- Acid và thức ăn trào ngược liên tục: Hiện tượng này xảy ra gây ảnh hưởng lớn đến niêm mạc thực quản. Khi đó, các phản ứng viêm sẽ được kích hoạt và tăng áp lực lên thực quản. Khi áp lực ở thực quản quá lớn, khí quản sẽ gián tiếp bị ảnh hưởng do chèn ép. Do đó, người bệnh có cảm giác khó thở, nhất là khi phải hít sâu và thở mạnh.
- Acid trào ngược gây viêm: Tình trạng viêm nhiễm do acid trào ngược diễn gây nên hiện tượng khó thở ở người bệnh.
- Acid trào ngược khiến hệ thống thần kinh niêm mạc thực quản bị kích thích: Lúc này, các khối cơ ở lồng ngực người bệnh sẽ có phản xạ co rút. Đây chính là nguyên nhân khiến đường thở bị chèn ép, gây ra cảm giác khó thở.
- Khi acid dịch vị tiết ra quá nhiều: Khi đó xuất hiện tình trạng thức ăn sẽ bị đẩy lên thực quản và vòm họng. Lượng thức ăn ứ đọng này sẽ gây tắc nghẽn cho đường thở và khiến người bệnh khó thở.
Thông thường, trào ngược dạ dày sẽ không gây nguy hiểm nếu được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, bệnh nhân cần chú ý đối với biến chứng trào ngược dạ dày gây khó thở, tức ngực. Bởi đây là dấu hiệu cho thấy bệnh đã đến giai đoạn nghiêm trọng và cần được điều trị sớm. Nếu không can thiệp kịp thời, các biến chứng trào ngược dạ dày có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm hơn nữa.
Tình trạng khó thở do biến chứng trào ngược dạ dày có thể dùng các biện pháp tự nhiên để khắc phục tình trạng này. Bệnh nhân kiểm soát tốt các cơn trào ngược acid tốt thì khả năng bệnh nhân bị khó thở sẽ diễn ra thấp hơn.
Sử dụng thuốc ngăn trào ngược là một trong những biện pháp thường được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, các loại thuốc này lại không được khuyến khích, đặc biệt là khi sử dụng kéo dài. Thay vào đó, bệnh nhân có thể khắc phục cơn trào ngược dạ dày bằng các biện pháp an toàn hơn.
Trong tự nhiên có rất nhiều loại dược liệu có tác dụng ngăn ngừa biến chứng trào ngược dạ dày. Trong đó, gừng, nha đam, hoa cúc, nghệ vàng, mật ong là những loại dược liệu thông dụng nhất. Không chỉ ngăn trào ngược, chúng còn giúp kích thích tiêu hóa và điều trị tổn thương các niêm mạc. Các biện pháp tự nhiên được đánh giá là an toàn và tương đối lành tính. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng nên hỏi qua ý kiến của các bác sĩ trước khi áp dụng.
Gừng tươi, sau khi rửa sạch, người bệnh hãy thái lát và ngâm trong nước muối khoảng 15 phút. Tiếp đến, người bệnh cần đun sôi giấm táo với đường và để nguội trước khi cho vào hũ. Khi giấm và đường đã nguội, người bệnh chỉ cần cho gừng vào hỗn hợp trên và ngâm khoảng 1 tuần.
Để đảm bảo hiệu quả, người bệnh nên sử dụng gừng ngâm giấm trước mỗi bữa ăn của mình. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng 1 cốc nước nha đam trước khi ăn khoảng 20 phút.
Bên cạnh các liệu pháp tự nhiên, các bài tập vận động cũng có tác dụng tốt để hạn chế biến chứng trào ngược dạ dày. Bệnh nhân có thể dùng tay xoa nhẹ nhàng lên vùng bụng. Để tăng hiệu quả, người bệnh nên kết hợp thêm với một số bài tập yoga khác. Bệnh nhân nên tránh tập luyện trong tình trạng quá đói hoặc quá no. Đồng thời, người mắc trào ngược dạ dày cũng không nên tập các động tác như gập người, trồng chuối,…
Khó thở là một trong những biến chứng trào ngược dạ dày nguy hiểm và thường gặp. Do đó, bệnh nhân cần chú ý đến triệu chứng này để có các biện pháp khắc phục kịp thời.