Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản do thuốc

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản do thuốc
Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản không chỉ do thói quen ăn uống mà còn có nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản do thuốc.


Có nhiều loại thuốc có thể là nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản do thuốc và khiến các triệu chứng nặng hơn bao gồm:

1 Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) là một trong những nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản do thuốc. Một số loại thuốc chống viêm không steroid phổ biến thường được dùng hiện nay như aspirin, ibuprofen, naproxen… NSAIDs gây nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, điển hình nhất là gây loét dạ dày cũng như trào ngược dạ dày thực quản.

Sử dụng thuốc chống viêm không steroid không đúng cách có thể khiến suy yếu hoặc giãn cơ thực quản dưới gây nên trào ngược dạ dày với dấu hiệu điển hình là ợ chua, ợ nóng.

2. Thuốc chẹn kênh canxi

Sử dụng thuốc chẹn kên canxi không đúng cách cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản do thuốc. Thuốc chẹn kênh canxi được sử dụng cho những bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch. Thuốc gây giãn mạch nhanh có tác dụng hạ huyết áp, tuy nhiên thuốc cũng gây giãn cơ vòng thực quản dưới làm thức ăn dễ dàng đi từ dạ dày lên thực quản.

Ngoài tác dụng phụ trên, thuốc chẹn kênh canxi còn có thể gây nên tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, điển hình như gây buồn nôn, nôn, hoa mắt, chóng mặt hay gây hạ huyết áp tư thế đứng,…

3. Thuốc kháng cholinergic

Sử dụng quá nhiều thuốc kháng cholinergic cũng là nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản do thuốc. Thuốc kháng cholinergic dùng trong điều trị rối loạn đường tiết niệu, dị ứng và tăng nhãn áp. Cholinergic không chỉ làm tăng nguy cơ mất trí nhớ ở người cao tuổi chúng còn khiến bạn có nguy cơ mắc trào ngược dạ dày thực quản cao hơn những đối tượng khác.

4. Quá lạm dụng thuốc chủ vận beta-adrenergic

Thuốc chủ vận beta-adrenergic là loại thuốc được sử dụng với mục đích làm giãn cơ trơn khí, phế quản ở những bệnh nhân xuất hiện cơn hen phế quản hay mắc chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Thuốc có tác dụng mở rộng đường dẫn khí ở phổi, giúp bạn dễ thở hơn. Sử dụng nhiều loại thuốc này chính là nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản do thuốc.

Một số tác dụng phụ phổ biến khi bạn dùng nhóm thuốc này bao gồm: nôn ói, nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim, động kinh, phát ban,…đồng thời những loại thuốc này còn có tác dụng phụ làm giãn cơ trơn thực quản dưới khiến thức ăn cũng như dịch vị trong dạ dày dễ dàng trào ngược lên thực quản.

5. Thuốc chống trầm cảm

Sử dụng quá nhiều thuốc chống trầm cảm cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản do thuốc. Thuốc chống trầm cảm có thể gây nên một số tác dụng phụ như khô miệng, khiến bạn khó kiểm soát cân nặng của mình, làm bạn tăng cân quá mức. Tăng cân quá mức chính là nguyên nhân gián tiếp khiến bạn mắc chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

6. Thuốc kháng histamine

Thuốc kháng histamine H1 là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị dị ứng hiện nay như: viêm mũi dị ứng, nổi mày đay, ban da, viêm da dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, các trường hợp bị côn trùng cắn....Loại thuốc này cũng được sử dụng trong một số trường hợp say tàu xe do chúng ức chế thần kinh trung ương và có tác dụng an thần nhẹ.

Tuy nhiên quá lạm dụng thuốc kháng histamine chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản do thuốc, chúng gây một số tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như nôn, buồn nôn và làm tăng áp lực lên dạ dày – một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày.

7. Sử dụng thuốc kháng sinh

Lạm dụng thuốc kháng sinh đặc biệt là Tetracycline chính là nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản do thuốc. Một số tác dụng phụ mà Tetracycline gây ra có thể kể tới như tiêu chảy, khó chịu ở dạ dày, viêm miệng, vàng da,…Tình trạng khó chịu ở dạ dày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn mắc chứng viêm loét dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản.


Tác giả: Phạm Thị Mai