Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có lây không?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có lây không?
Trào ngược dạ dày thực quản có lây không là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm do số lượng người trẻ mắc căn bệnh này ngày càng tăng cao.

1. Trào ngược dạ dày là gì?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng bệnh lý mà acid cũng như dịch vị có trong dạ dày trào ngược lên thực quản, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này, điển hình là do cơ thắt thực quản dưới - vòng cơ giữa thực quản và dạ dày hoạt động không hiệu quả.

Cơ thắt thực quản dưới hoạt động không hiệu quả chính là nguyên nhân chính gây bệnh, ngoài ra một số nguyên nhân khác cũng có thể gây trào ngược dạ dày thực quản như ăn quá nhiều, hay ăn khuya, stress, những người phụ nữ đang mang thai, người nhiễm vi khuẩn HP,…

Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori hay còn gọi là vi khuẩn HP, chúng gây ra viêm mãn tính dạ dày và hình thành yếu tố nguy cơ cho sự phát triển của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

2. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có lây không ?

Trào ngược dạ dày thực quản có lây không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Theo Bác sĩ, bệnh trào ngược dạ dày thực quản không lây từ người sang người, tuy nhiên đối với những người mắc vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) – vi khuẩn làm tăng yếu tố nguy cơ khiến bạn mắc trào ngược dạ dày.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có lây không? - Ảnh 2.

Trào ngược dạ dày thực quản - Ảnh Internet

Helicobacter pylori làm tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể lây lan từ người sang người qua một số con đường sau:

Qua ăn uống: Vi khuẩn HP có thể lây lan từ người sang người qua các vật truyền bệnh trung gian như ruồi, muỗi,…những sinh vật này khi đậu vào thức ăn có thể truyền nhiễm vi khuẩn.

Qua nước bọt: Helicobacter pylori có trong cơ thể người bệnh theo những đợt trào ngược đi từ dạ dày lên thực quản, lên tới miệng, nên chúng có thể lây lan qua đường nước bọt.

Chất thải con người: Helicobacter pylori theo đường phân đi ra ngoài và lây sang người khác.

3. Làm thế nào để tránh lây bệnh trào ngược dạ dày thực quản?

3.1. Cơ chế lây lan của Helicobacter pylori

Để tránh sự lây lan của bệnh trào ngược dạ dày thực quản thì bạn cần tránh để mình nhiễm vi khuẩn HP hay còn gọi là Helicobacter pylori. Mức độ lây nhiễm của vi khuẩn Helicobacter pylori sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, tuổi tác, vị trí địa lý, thói quen sinh hoạt,…Cách thức mà vi khuẩn này gây bệnh cho người là truyền từ bệnh sang người lành.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có lây không? - Ảnh 3.

Cơ chế lây lan bệnh - Ảnh Internet

Helicobacter pylori có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trẻ em cũng có nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn này, đa phần ai cũng mắc Helicobacter pylori ít nhất một lần trong đời nhưng hầu như không có bất cứ dấu hiệu gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, đây chính là mối nguy hiểm tiềm tàng gây bệnh trào ngược dạ dày cũng như ung thư da dày.

3.2. Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm Helicobacter pylori

Để đề phòng lây nhiễm trào ngược dạ dày thực quản thì việc đề phòng lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori phải được đặt lên hàng đầu. Muốn phòng Helicobacter pylori bạn đọc cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo được điều này sẽ giúp tránh lây nhiễm chéo, đồng thời phòng ngừa bệnh tái phát cũng như giữ cho cơ thể khỏe mạnh.

Để tránh bị lây nhiễm vi khuẩn HP trong cộng đồng, bạn đọc không nên sử dụng chung các dụng cụ ăn uống trong gia đình như bát, đũa hay thìa, không nên uống chung cốc nước hay ăn chung một bát cơm. Nên hạn chế việc ăn uống ở những quán ăn ven đường vì việc vệ sinh ở các quán ăn này không được đảm bảo khiến bạn dễ nhiễm vi khuẩn HP.

Nên tăng cường công tác vệ sinh nhà ở, vệ sinh môi trường xung quanh, nên diệt trừ ruồi, muỗi vì chúng là các vật thể trung gian gây bệnh, đồng thời cần giữ gìn vệ sinh bát đũa sạch sẽ, tráng nước sôi vào các dụng cụ ăn uống dùng chung trong gia đình. Không nên ăn những đồ ăn sống như rau sống, gỏi, tiết canh,…vì trong chúng không chỉ chứa những loại vi khuẩn có hại mà còn có thể có cả Helicobacter pylori.


Tác giả: Phạm Thị Mai