Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản do bệnh lý

Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản do bệnh lý
Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản có thể xuất phát từ thói quen ăn uống nhưng cũng có thể là nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản do bệnh lý.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, có rất nhiều nguyên nhân trào ngược dạ dày do bệnh lý, một số căn bệnh có thể gây nên chứng bệnh này bao gồm: viêm loét dạ dày tá tràng, thoát vị cơ hoành, suy giảm chức năng dạ dày,... cụ thể như sau:

1. Viêm loét dạ dày, tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản do bệnh lý, dạ dày và tá tràng có một nhiệm vụ chung là tiêu hóa và hấp thu thức ăn, khi dạ dày và tá tràng bị tổn thương đều có thể là căn nguyên gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Khi dạ dày hay tá tràng bị tổn thương do bị viêm loét hay xuất huyết thì đều khiến cho thức ăn bị ứ đọng lại trong ruột lâu ngày.

Thức ăn bị ứ đọng lại trong ruột không chỉ khiến cho người bệnh cảm thấy ậm ạch khó chịu mà những thức ăn này sẽ sinh hơi và làm tăng áp lực lên cơ hoành, khi áp lực trong ruột tăng lên dễ khiến các chất dịch dạ dày, acid HCL, thậm chí cả dịch mật có thể trào ngược lên phía ống thực quản.

2. Suy giảm chức năng dạ dày

Suy giảm chức năng dạ dày cũng là một trong những nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản do bệnh lý, dạ dày nhận hai chức năng chính là tiết dịch và vận động để tiêu hóa thức ăn, hai quá trình này phải được diễn ra đồng thời và nhịp nhàng thì thức ăn mới được tiêu hóa và hấp thu triệt để cũng như tránh được hiện tượng thức ăn ứ đọng trong dạ dày quá lâu sinh hơi, làm tăng áp lực lên cơ tâm vị và môn vị.

Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản do bệnh lý - Ảnh 2.

Trào ngược dạ dày thực quản do bệnh lý - Ảnh minh họa

Khi hai chức năng này của dạ dày hoạt động không nhịp nhàng làm tăng áp lực lên dạ dày cũng như cơ vòng thực quản và cơ tâm vị cũng như môn vị, đây chính là nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản do bệnh lý. Những người có chức năng dạ dày thường bị rối loạn là những người thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi những người ở lứa tuổi dậy thì, người có trạng thái thần kinh dễ xúc cảm hoặc người có trạng thái rối loạn thần kinh thực vật.

Đây cũng là lời lý giải vì sao những người này thường có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa,...hơn những đối tượng khác.

3. Co thắt dạ dày bất thường

Co thắt dạ dày bất thường cũng là một trong những nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản do bệnh lý. Co thắt dạ dày bất thường là tình trạng dạ dày bị đau một cách đột ngột, người bệnh sẽ xuất hiện những cơn co thắt vùng cơ bụng, ruột, dạ dày,...những cơn co thắt này xuất hiện một cách bất ngờ khiến người bệnh đau bụng dữ dội.

Co thắt dạ dày có thể xuất hiện nhiều các dấu hiệu khác nhau còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, nhưng chủ yếu những người mắc co thắt dạ dày bất thường thường có các dấu hiệu như đau bụng, chướng bụng, đầy hơi hoặc ợ hơi, thay đổi thói quen đại tiện, tiêu chảy và đặc biệt nhất là trào ngược dạ dày thực quản.

Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản do bệnh lý - Ảnh 3.

Co thắt dạ dày - Ảnh minh họa

Nguyên nhân khiến cho những người mắc co thắt dạ dày xuất hiện cơn trào ngược dạ dày thực quản là do áp lực trong ổ bụng bị thay đổi đột ngột, khiến các cơ tâm vị mở ra làm cho thức ăn cũng như các dịch trong dạ dày trào ngược lên thực quản.

4. Hen suyễn

Hen suyễn cũng là một trong những nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản do bệnh lý, hen suyễn là một căn bệnh không lây xuất phổ biến và thường gặp ở trẻ em. Hen suyễn (hen phế quản - Asthma) là một căn bệnh mãn tính của hệ hô hấp, khiến cho lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ sưng lên, viêm nhiễm và dễ bị kích ứng với các chất kích thích.

Khi người bệnh bị hen suyễn khiến cho các áp lực trong đường thở tăng lên, điều này cũng tác động tiêu cực đến cơ vòng thực quản, khiến người bệnh có nguy cơ cao bị trào ngược dạ dày thực quản hơn so với những người không mắc bệnh hen suyễn.

. Khi xuất hiện cơn hen suyễn, lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ sưng lên, viêm nhiễm và dễ bị kích ứng. Sự co thắt và viêm nhiễm sẽ làm các đường dẫn khí thu hẹp lại, từ đó giảm lưu lượng không khí ra vào phổi.

Tác giả: Phạm Thị Mai