Các loại thuốc trong điều trị gout mãn tính

Tham vấn chuyên môn:
Các loại thuốc trong điều trị gout mãn tính
Điều trị gout mãn tính cần phải lâu dài và kiên trì. Bệnh nhân bị gout mãn tính ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị còn phải có một chế độ ăn uống không purin và rất nhiều vấn đề khác nữa...

Các loại thuốc điều trị gout mãn tính:

1. Allopurinol (Lopurin, Zyloprim)

Đây là loại thuốc điều trị gout mãn tính khá truyền thống với mục đích hạ nồng độ acid uric trong máu đồng thời làm chậm lại quá trình sản sinh ra chúng để có thể hòa tan các hợp chất đã bị kết tủa thành tinh thể muối urat trong tophi.

Thời gian tác dụng của thuốc có thể phải mất tời 6 tháng mới có thể hòa tan các tinh thể urat được.

Bắt đầu điều trị bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng một liều thấp trước và sau đó tăng đều mỗi 3 - 4 tuần - nếu như điều này là cần thiết để có thể giữa nồng độ acid uric ở mức độ an toàn.

Thuốc allopurinol là loại thuốc khá hữu ích trong điều trị gout mãn tính ở những bệnh nhân có chỉ số acid uric cao quá mức so với nhóm các bệnh nhân thải trừ nó. Vấn đề này được xác định dựa trên kết quả xét nghiệm máu hay nước tiểu.

Thuốc được khuyến cáo chống chỉ định đối với những bệnh nhân bị suy tim, gặp các vấn đề về thận, thận trọng khi dùng thuốc cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Tác dụng phụ của allopurinol trong điều trị gout mãn tính có thể bao gồm phát bam, đau bụng và buồn ngủ. Khi cơ thể thích nghi dần với thuốc thì tác dụng phụ này cũng giảm dần.

Một vài tác dụng phụ hiếm khi xảy ra đó là buồn nôn, ngứa, đau cơ, sốt thì cần tới gặp bác sĩ ngay lập tức. Theo thống kê thì có khoảng 5% bệnh nhân bị dị ứng allopurinol trong điều trị gout mãn tính.

2. Febuxostat ( Uloric )

Thuốc điều trị gout mãn tính này có thể giúp ngăn chặn được quá trình tự sản xuất acid uric thông qua việc ngăn chặn một enzyme phá vỡ chất purin mà cơ thể dung nạp thành acid uric. 

Liều dùng: uống một lần mỗi ngày. Thuốc này không chống chỉ định với nhóm người bị bệnh thận hoặc bệnh gan từ mức độ nhẹ đến trung bình.

Tác dụng phụ có thể gặp là kích ứng gan, bị buồn nôn, đau khớp và có thể bị phát ban. Febuxostat có nguy cơ đông máu cao hơn allopurinol.

3. Probenecid (Benemid, Probalan)

Uống probenecid có thể giảm lượng acid uric trong cơ thể nhờ quá trình bài tiết nước tiểu. Bạn sẽ được kê thuốc này nếu như có tiền sử gặp khó khăn trong việc bài tiết acid uric.

Một vài bệnh thấp khớp phù hợp sử dụng probenecid hơn so với allopurinol nhờ nó gây ra các tác dụng phụ ít nguy hiểm hơn.

Tuy vậy thì thuốc này lại không được khuyến khích sử dụng trong điều trị gout mãn tính nếu như người bệnh bị bệnh thận. Tác dụng phụ của thuốc có thể là sỏi thận, buồn nôn, đau bụng kèm phát ban da, đau đầu.

Khuyến nghị: Bệnh nhân khi dùng probenecid cần uống ít nhất là tám cốc nước hoặc chất lỏng khác đều đặn mỗi ngày để làm giảm nguy cơ bị sỏi thận.

4. Lesinurad (Zurampic)

Đây là một dạng thuốc uống điều trị gout mãn tính có tác dụng giúp thúc đẩy quá trình bài tiết acid uric nhờ việc ức chế protein urate transporter 1 (URAT1) - đây là chất chịu trách nhiệm cho việc tái hấp thu acid uric của thận. 

Nó được uống cùng với một hoạt chất ức chế xanthine oxidase (XOI), ví dụ như allopurinol hay febuxostat, để có thể tăng cường hiệu quả cho bệnh nhân điều trị gout mãn tính không được kiểm soát bởi XOIs liều tối ưu.

Lesinurad được khuyến cáo là không nên được uống mà không có một XOI đi cùng. Nguyên nhân là vì có thể tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ chẳng hạn như tăng creatinin máu và những tác dụng phụ khác liên quan tới thận bao gồm các vấn đề suy thận nếu như không được uống kết hợp. 

Bệnh nhân cần phải giữ và bổ sung đủ nước để tránh hình thành sỏi thận. Lesinurad cũng có thể làm tăng nguy cơ gây ra các biến cố tim mạch.

5. Pegloticase ( Krystexxa )

Khi mà bệnh gout trở nên nặng hơn và các thuốc điều trị gout mãn tính tiêu chuẩn không thể giảm thiểu được nồng độ aicd uric thì pegloticase được sử dụng.

Pegloticase có thể làm giảm nồng độ acid uric nhanh chóng và đẩy xuống mức thấp hơn so với những nhóm thuốc khác, nhưng nó có thể bị nhờn nếu như sử dụng nhiều.

Đây là thuốc dạng tiêm, được tiêm theo liều 2 mũi/tuần vào tĩnh mạch. Việc tiêm truyền sẽ mất khoảng hai giờ, tuy nhiên thời gian mà bạn có thể phải sử dụng cho việc này có thể tới 4 giờ. 

Trước khi tiêm thuốc điều trị gout mãn tính này thì bệnh nhân sẽ được thử trước để xem có gặp phản ứng với thuốc hay không.

Những tác dụng phụ khác có thể bao gồm: buồn nôn, bầm tím, đau họng, táo bón, đau ngực và nôn mửa. Thận trọng khi có tiền sử các bệnh về tim mạch hoặc đang mang thai.


Tác giả: Phạm Thanh