Ai không nên uống bia? Uống bia như thế nào để tốt cho sức khoẻ?

Ai không nên uống bia? Uống bia như thế nào để tốt cho sức khoẻ?
Người bị các bệnh dạ dày mãn tính, người đang bị viêm gan hay rối loạn mỡ máu,... không nên uống bia "dù chỉ 1 giọt" nếu không muốn sức khoẻ bị nguy hiểm. Vậy uống bia như thế nào để tốt cho sức khoẻ?

Uống bia là một thói quen của hàng triệu người Việt, đặc biệt là khi mùa hè đến, việc uống bia rượu lại càng phổ biến hơn, nhất là nam giới. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể uống được bia. Dưới đây là những nhóm người tuyệt đối không nên uống một giọt bia nếu không muốn sức khoẻ ngày một tồi tệ hơn.

1. Những ai không nên uống bia?

Người bị bệnh viêm dạ dày mạn tính

Người bị viêm dạ dày mãn tính luôn có cảm giác khó tiêu, dạ dày bị khó chịu, vì thế mà nếu uống bia cảm giác đầy bụng sẽ còn khó chịu hơn nữa do bia gây kích thích với niêm mạc dạ dày.

Đồng thời do trong bia có men nên nó làm cản trở quá trình tiêu hoá thức ăn của dạ dày từ đó khiến người uống bị khó tiêu hơn, dạ dày chịu áp lực lớn hơn. Hay nói cách khác tình trạng viêm dạ dày mãn tính có thể chuyển biến nặng hơn.

Người mắc viêm gan

Gan là cơ quan có chức năng thanh lọc độc tố giúp cơ thể, khi uống bia chất cồn sẽ đi qua gan để giảm nguy hiểm. Tuy nhiên với người đang có chức năng gan bị tổn thương thì khả năng "lọc" cồn cũng sẽ bị hạn chế từ đó khiến bệnh có thể diễn biến nặng hơn.

Ai không nên uống bia? Uống bia như thế nào để tốt cho sức khoẻ? - Ảnh 2.

Người bị bệnh gan không nên uống bia do chức năng thanh lọc bị suy giảm (Ảnh: Internet)

Ngoài ra chính nồng độ cồn trong bia cũng có thể khiến gan bị tổn thương nặng do gan cần phải hoạt động liên tục để bài thải chất độc - trong khi bản thân gan đã đang có tổn thương sẵn. Nguy hiểm hơn, nếu như bạn có thói quen uống bia thường xuyên nữa thì khó loại bỏ được nguy cơ bị xơ gan hay ung thư gan.

Người bị loét dạ dày và loét tá tràng

Khí CO2 trong bia sau khi được hấp thụ bằng hệ tiêu hoá sẽ khiến dạ dày xảy ra tình trạng tăng tiết dịch acid gây kích thích các vùng bị viêm loét nặng hơn thậm chí là có thể khiến dạ dày bị xuất huyết, nặng hơn là thủng dạ dày nếu có thói quen uống bia không kiểm soát.

Người đang điều trị bệnh cần uống thuốc

Thuốc và bia có thể xảy ra các tương tác không mong muốn với nhau nếu như được sử dụng chung. Chẳng hạn như các loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc đái tháo đường hay thuốc hạ huyết áp và thuốc chống đông máu,...

Ai không nên uống bia? Uống bia như thế nào để tốt cho sức khoẻ? - Ảnh 3.

Vừa uống bia vừa uống thuốc có nguy cơ xảy ra tương tác thuốc cao (Ảnh: Internet)

Vì thế nếu bạn đang điều trị bệnh và cần phải uống thuốc thì không nên uống bia.

Người bị bệnh rối loạn mỡ máu

Người bị rối loạn mỡ máu nếu uống bia có thể thúc đẩy nhanh chóng nguy cơ xơ xữa động mạch chủ, xơ vữa động mạch vành và đặc biệt là những động mạch khác trong hệ thống trung ương não bộ.

Nói cách khác, nếu người bị rối loạn mỡ máu uống bia thì nguy cơ bị tăng huyết áp và đột quỵ cũng sẽ tăng lên.

Người đang bị sỏi tiết niệu

Mạch nha có trong bia chứa một lượng lớn thành phần là Kalo và muối khoáng. Người bị bệnh sỏi tiết niệu nếu uống bia sẽ gây ra phản ứng giữa canxi trong tiết niệu với thành phần Kali và muối khoáng trong bia gây kết tủa sỏi khác.

Do vậy nếu như đang bị sỏi tiết niệu thì tốt nhất bạn không nên uống bia nếu như không muốn bệnh nặng hơn. Điều này cũng cần lưu ý với người bị viêm đường tiết niệu.

Người bị bệnh gout

Người bị bệnh gout có khắc tinh rất lớn là "đạm". Vì thế mà việc uống bia có thể khiến bạn gặp phải các cơn đau gout cấp dễ hơn và đau đớn hơn.

2. Uống bia như thế nào để tốt cho sức khoẻ?

Vậy uống bia cần uống như thế nào để tốt cho sức khoẻ? Dưới đây là những điều mà bạn cần lưu ý uống bia cần uống đúng điều độ.

Uống điều độ nghĩa là bạn chỉ nên uống từ 1 - 3 đơn bị cồn/ngày và cần có một bữa ăn lành mạnh kết hợp. 1 đơn vị cồn tương đương với khoảng 10 gram cồn (theo đơn vị tính của WHO). Cũng như theo đơn vị tính này thì 1 đơn vị bằng:

+ 1 chén rượu mạnh khoảng 40 độ với thể tích 30ml

+ 1 ly rượu vang khảong 13,5 độ với thể tích 100ml

+ 1 cốc bia hơi/chai/lon bia thể tích 330ml

- Nếu muốn uống bia thường xuyên thì bạn cần chia đơn vị uống cho cả tuần chứ không phải uống nhiều trong 1 lần

- Nếu tính đơn vị bia có thể uống trong 1 tuần thì với nữ giới là 14 đơn vị và nam giới tối đa là 21 đơn vị

- Không được uống 5 đơn vị bia trong cùng một khoảng thời gian ngắn chẳng hạn như trong 1 bữa nhậu, trong 1 ngày,...


Tác giả: Anh Dũng