Cơ thể tích tụ quá nhiều độc tố sẽ khiến cơ thể bị bệnh, độc tố càng lâu càng dễ gây ra bệnh tật. Trong cơ thể, ngoài lá gan thì phổi là nơi chứa nhiều độc tố nhất, khi phổi suy giảm chức năng, cơ thể sẽ phải đối mặt với một số vấn đề sức khỏe như viêm phổi, ung thư phổi, suy hô hấp...
Để giải độc phổi, ngoài chế độ ăn uống thì bạn cũng nên áp dụng một số phương pháp tập luyện như hít thở, tập thể dục...để tăng cường chức năng phổi, giúp phổi đào thải bớt các chất độc bị tích tụ.
Dưới đây là một số phương pháp giúp giải độc phổi, gan và thận hiệu quả, bạn có thể áp dụng hàng ngày.
Theo các bác sĩ, phổi không chỉ duy trì các chức năng hô hấp, mà còn có sự liên quan mật thiết tới hệ miễn dịch, chức năng phòng bệnh của cơ thể. Vì vậy, chúng ta nên sớm quan tâm đến việc tập thở để mở rộng các luồng khí chạy qua phổi, trong quá trình thở có thể điều tiết hơi thở, giúp phổi giãn nở hài hòa, khỏe mạnh.
Tập hít thở sẽ giúp cải thiện chức năng tuần hoàn máu đến vùng phổi, không khí được đưa vào phổi nhiều hơn, giúp tăng cường chức năng phổi và đào thải các chất độc có trong phổi.
Bạn có thể chăm sóc lá phổi tốt hơn nhờ vào việc hít thở. Hít sâu, thở ra từ từ là cách mà các chuyên gia vẫn thường khuyến cáo trong việc giữ gìn lá phổi. Buổi sáng ngủ dậy, bạn nên dành chút thời gian tập thở. Mở rộng 2 vai, cố gắn giãn nở lồng ngực, sau đó bắt đầu hít thở. Động tác này nên thực hiện trong tư thế đứng, hoặc có thể thực hiện khi chạy chậm, đi bộ hoặc làm các động tác vận động khác.
Bài tập hít thở giúp giải độc phổi, tăng cường chức năng phổi như sau:
- Hít vào: Từ từ hít không khí vào cơ thể và cảm thấy hơi ấm đi qua từ khoang mũi.
- Giữ hơi: Cảm thấy luồng khí di chuyển đến phổi, ngực, não, xuống vùng đan điền (bụng dưới), từ từ vận động những cử động nhỏ tạo ra sức mạnh.
- Thở ra: Từ từ thư giãn thả lỏng phận bụng, để hơi thở bay ra ngoài qua mũi và khoang miệng.
- Dừng thở: Sau khi thở ra hết toàn bộ khí trong mũi, giống như bạn đang dừng thở nhưng đồng thời cơ thể bắt đầu bước vào giai đoạn hít vào, bạn dừng thở để khí lắng xuống vùng đan điền, đồng thời để cho thân và tâm bình lặng, nghỉ ngơi.
Tiếp tục quy trình này nhiều lần lập lại.
- Ngửa mặt hít vào: Hai tay và bốn ngón tay đan chéo phía sau đầu, cánh tay duỗi ra phía sau, đầu ngửa ra và bắt đầu hít vào. Mở rộng ngực với khuỷu tay hất ra sau, ưỡn ngực về phía trước, và hít vào đến mức có cảm giác hơi thở sâu khoảng 80% (hít vào hết sức có thể là 100%).
- Hạ thấp đầu và kéo căng cột sống lưng: Đầu cong về phía trước và khuỷu tay hướng vào trong/trước ngực, khuỷu tay chạm vào nhau như thể chúng ôm chặt lại với nhau.
Bạn nên lặp lại động tác này 3 lần để đạt được hiệu quả một cách tốt nhất.
- Trở lại tư thế ban đầu: Thở ra lần cuối cùng cho sạch sơi, đầu và tay được nâng lên về vị trí ban đầu trong khi thân trên thẳng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một số thực phẩm có công dụng làm sạch phổi, giải độc phổi bạn nên ăn hàng ngày.
Một trong những thói quen gây ra các vấn đề về phổi đó chính là thói quen sống và ô nhiễm môi trường. Thói quen hút nhiều thuốc lá, lạm dụng rượu bia, kết hợp với các vấn đề ô nhiễm môi trường, khói bụi, hóa chất...khiến phổi bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Do vậy, để chăm sóc tốt sức khỏe của phổi, ngoài việc tránh xa các lối sống thiếu lành mạnh, không hút thuốc, tránh môi trường khói bụi, thì việc lựa chọn thực phẩm để ăn hàng ngày là điều vô cùng quan trọng.
Một số thực phẩm có chức năng giải độc phổi, tăng cường chức năng phổi như:
- Tiết lợn
- Mật ong
- Chanh
- Nho, táo
- Gừng, bạc hà
- Cam thảo...
Các loại thực phẩm này bạn có thể ăn hàng ngày hoặc chế biến thành các loại đồ uống sử dụng điều độ để đạt hiệu quả một cách tốt nhất trong việc giải độc phổi và tăng cường chức năng phổi.