Viêm phổi do phế cầu gia tăng: Cha mẹ cần làm gì để phòng ngừa?

Viêm phổi do phế cầu gia tăng: Cha mẹ cần làm gì để phòng ngừa?
Thời điểm giao mùa hiện tại trẻ nhập viện vì các bệnh lý liên quan tới hô hấp gia tăng, trong đó có viêm phổi do phế cầu khuẩn. Đây là một dạng viêm phổi bội nhiễm nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến trẻ mất mạng.

Bệnh viêm phổi do phế cầu là một dạng viêm phổi bội nhiễm do phế cầu khuẩn có tên khoa học Streptococcus pneumonia gây ra. Các nhà khoa học đã xác định được khoảng 100 chủng Streptococcus pneumonia.

Phế cầu khuẩn thường có sẵn trong cơ thể tại mũi và họng nên các bệnh do phế cầu, trong đó có viêm phổi ngay khi có điều kiện thuận lợi rất dễ xảy ra ở trẻ có hệ miễn dịch kém, chưa tiêm chủng như trẻ dưới 5 tuổi hay các nhóm đang mắc các bệnh liên quan tới suy giảm miễn dịch, nhóm người cao tuổi có sức đề kháng suy yếu do tuổi tác, người bị suy dinh dưỡng hay người đang bị các bệnh mãn tính khác.

1. Các loại nhiễm trùng do phế cầu

Phế cầu khuẩn có thể gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng và một trong những nhiễm trùng này có thể đe dọa tới tính mạng của người nhiễm. Các bác sĩ coi các nhiễm trùng này là một loại "xâm lấn" - có nghĩa là vi trùng xâm nhập vào các bộ phận của cơ thể mà ở vị trí đó bình thường không có vi trùng tồn tại. Khi xâm lấn xảy ra bệnh thường nghiêm trọng và cần phải chăm sóc tại bệnh viện. Bao gồm:

- Viêm phổi do phế cầu

- Nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu)

- Viêm màng não (nhiễm trùng màng não và tủy sống)

- Nhiễm trùng xương (viêm tủy xương)

- Nhiễm trùng khớp (viêm khớp nhiễm trùng).

Trong đó viêm màng não do phế cầu khuẩn và nhiễm trùng máu có thể gây ra các khuyết tật nghiêm trọng như tổn thương não vĩnh viễn, mất thính lực hoặc cần phải phẫu thuật cắt cụt chi.

Các nhiễm trùng ít nghiêm trọng hơn bao gồm:

- Viêm tai giữa (nhiễm trùng tai giữa)

- Viêm phế quản (viêm đường thở)

- Viêm kết mạc (đau mắt đỏ)

- Viêm xoang (nhiễm trùng xoang).

Ngoài nhiễm trùng xâm nhấn thì chủng phế cầu cũng có thể gây ra bệnh không xấm lấn - ít phổ biến và ít nghiêm trọng hơn, không có lây lan sang các cơ quan chính hoặc sang máu của người bệnh.

Viêm phổi do phế cầu gia tăng: Cha mẹ cần làm gì để phòng ngừa? - Ảnh 2.

Phế cầu khuẩn thường có sẵn trong cơ thể tại mũi và họng, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ gây bệnh (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Cảm lạnh có gây viêm phổi ở trẻ em không?

Các loại nấm gây viêm phổi và cách phòng ngừa

2. Triệu chứng viêm phổi do phế cầu khuẩn

Các triệu chứng của bệnh phế cầu khuẩn sẽ thay đổi tùy theo vị trí và mức độ nhiễm trùng. Trong các nhiễm trùng nhẹ thì bạn có thể bị đau nhức, sốt hoặc sưng nề ở vị trí cơ thể bị nhiễm trùng.

Với biến chứng viêm phổi do phế cầu khuẩn có thể gây ra:

- Đau tức ngực

- Ho

- Khó thở, thở nhanh/gấp

- Sốt hoặc ớn lạnh

- Bỏ bú, quấy khóc

Ngoài ra người bị viêm phổi do phế cầu khuẩn cũng có thể bị đau tai, đau đầu hoặc cứng cổ,... Người lớn tuổi vị viêm phổi do phế cầu khuẩn có thể bị lý lẫn hoặc kém tỉnh táo phổ biến hơn các triệu chứng kể trên.

Bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn thường diễn tiến nhanh và có thể để lại nhiều di chứng cho sức khỏe tại chỗ và sau này. Cụ thể:

- Biến chứng tại chỗ: tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng ngoài tim, tắc nghẽn nội khí quản, xẹp phổi (suy phổi) và áp-xe (tụ mủ) trong phổi.

- Biến chứng sau: viêm màng não, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm nội nhãn, viêm phúc mạc.

Triệu chứng của các nhiễm trùng khác do phế cầu là gì?

Như đã nói ở trên, nhiễm phế cầu khuẩn có thể gây ra nhiễm trùng tại các vị trí khác nhau như xoang, xương, não, khớp, mắt, tai,... Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của:

- Viêm màng não do phế cầu: sốt, đau đầu, trẻ biếng ăn, ăn uống kém, hay nôn trớ, nhạy cảm với ánh sáng, cứng cổ

Viêm phổi do phế cầu gia tăng: Cha mẹ cần làm gì để phòng ngừa? - Ảnh 3.

Các triệu chứng của bệnh phế cầu khuẩn sẽ thay đổi tùy theo vị trí và mức độ nhiễm trùng (Ảnh: Internet)

- Nhiễm khuẩn máu: ớn lạnh, sốt, lú lẫn, khó thở hoặc thở hụt hơi, cực kì đau đớn và khó chịu, nhịp tim đập nhanh, đổ mồ hôi và da ẩm ướt.

- Viêm tai giữa: nhiễm trùng sau màng nhĩ, đau và mệt mỏi, màng nhĩ sưng đỏ

- Nhiễm trùng xoang: nghẹt mũi, nhức đầu, nhức xoang, chảy dịch mũi sau, mất khứu giác đột ngột một phần hoặc hoàn toàn (anosmia).

3. Phế cầu khuẩn lây lan như thế nào?

Một người mang phế cầu khuẩn có thể lây lan sang người khac thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết đường hô hấp của người bệnh như nước bọt hoặc dịch nhầy. Như vậy có thể thấy với câu hỏi viêm phổi do phế cầu có lây không, thì câu trả lời là có.

Bệnh dễ dàng lây lan trong cộng đồng nếu như không có các biện pháp phòng ngừa tiếp xúc hiệu quả. Bên cạnh đó, khi dịch tiết hô hấp của người bệnh dính vào các đồ vật xung quanh mà người lành vô tình chạm phải, đưa lên mắt/mũi/miệng cũng có thể bị lây bệnh.

Để chẩn đoán nhiễm phế cầu khuẩn, các xét nghiệm có thể được chỉ định bao gồm:

- Xét nghiệm máu

- Xét nghiệm phân tích nước tiểu

- Xét nghiệm đàm (đờm)

- Chụp X-quang ngực

- Chọc ống sống thắt lưng.

Viêm phổi do phế cầu gia tăng: Cha mẹ cần làm gì để phòng ngừa? - Ảnh 4.

Bệnh viêm phổi do phế cầu có lây không? (Ảnh: Internet)

Nhiễm phế cầu khuẩn có chữa được không?

Việc điều trị sớm bằng thuốc kháng sinh có thể điều trị hầu hết các bệnh nhiễm trùng do phế cầu khuẩn gây ra. Thời gian điều trị sẽ phụ thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

Đôi khi nhiễm trùng nghiêm trọng có thể kéo dài dẫn tới các vấn đề sức khỏe mãn tính, tàn tật hoặc đe dọa tới tính mạng khi không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

4. Phòng ngừa viêm phổi do phế cầu khuẩn

Do tính chất dễ lây lan nên việc phòng ngừa phế cầu khuẩn đặc biệt quan trọng với các nhóm có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. 

- Tiêm phòng là biện pháp hiệu quả nhất để giảm nguy cơ phát triển bệnh phế cầu. Ở Việt Nam hiện có vaccine phòng bệnh cho cả người lớn và trẻ em là Synflorix (Bỉ) dành cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi và vaccine Prevenar 13 (Bỉ), có thể tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi và người lớn. Cha mẹ cần cho trẻ tiêm chủng khi đủ điều kiện và tiêm đầy đủ các mũi nhắc lại.

Vaccine phòng phế cầu được đánh giá là an toàn. Các tác dụng phụ không phổ biến, thông thường chỉ là đau tại vết tiêm và sẽ hết trong vòng 2 ngày. Tác dụng phụ khác có thể bao gồm sưng vết tiêm. Đau cơ, đau khớp hay sốt hiếm khi xảy ra.

Viêm phổi do phế cầu gia tăng: Cha mẹ cần làm gì để phòng ngừa? - Ảnh 5.

Vaccine phòng phế cầu được đánh giá là an toàn (Ảnh: Internet)

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đa dạng, lành mạnh cho trẻ

- Cho trẻ vận động thể chất đều đặn để nâng cao sức khỏe và miễn dịch

- Bảo vệ trẻ khỏi môi trường ô nhiễm, khói bụi bằng khẩu trang, hạn chế ra ngoài khi môi trường ô nhiễm nặng.

Ngoài ra phụ huynh cần lưu ý rằng, nhiễm phế cầu khuẩn một lần không bảo vệ trẻ khỏi việc bị lại nên cần bảo vệ trẻ bằng các biện pháp hiệu quả, đặc biệt là tiêm phòng - ngay cả khi vaccine không thể bảo vệ 100%. Bên cạnh đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cũng không khuyến nghị những người tiếp xúc gần với người nhiễm phế cầu sử dụng kháng sinh để  bảo vệ bản thân không nhiễm bệnh.

Nguồn dịch: 

1. Pneumococcal Disease

2. Pneumococcal Disease CDC


Tác giả: Allen