Với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, trong 10 năm gần đây nước ta đều ghi nhận từ 1 triệu đến 1,8 triệu trường hợp mắc cảm cúm và các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phổi, viêm đường hô hấp.
Thay đổi thời tiết nóng lạnh thất thường là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm phổi. Đây là căn bệnh thường gặp ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ và người cao tuổi. Những người có hệ miễn dịch yếu, tiếp xúc với không khí lạnh đột ngột hay người cao tuổi bị suy giảm sức đề kháng đều là đối tượng dễ bị viêm phổi chuyển mùa tấn công.
Dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm phổi chuyển mùa là ho, đau họng, hắt hơi, sổ mũi, nặng hơn có thể bị sốt, nhức đầu. Nguyên nhân viêm phổi chuyển mùa bùng phát chủ yếu do virus. Virus khu trú sẵn trong cơ thể nhưng ở thể không hoạt động. Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ hoặc những người có thể trạng yếu, virus sẽ chuyển từ thể không hoạt động sang hoạt động và gây bệnh.
Thời tiết thay đổi, trở lạnh có thể gây viêm phổi - Ảnh minh họa: Internet
Đa phần các trường hợp viêm đường hô hấp ở thể nhẹ chủ yếu đều không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu để bệnh biến chứng thành viêm phổi, viêm thanh, khí quản, phế quản thì lúc này cần điều trị dứt điểm và đến bệnh viện điều trị chuyên khoa.
Để phòng tránh viêm phổi chuyển mùa hoặc các bệnh về đường hô hấp khác, cần chú ý đến những thời điểm thay đổi thời tiết. Ngoài ra, những căn bệnh dễ lây nhiễm như cảm cúm, người bệnh cần đeo khẩu trang khi giao tiếp, ra ngoài đường để tránh lây lan virus ra ngoài không khí. Và bất cứ người nào muốn phòng bệnh viêm phổi chuyển mùa cần bảo đảm cơ thể đủ ấm, ăn, uống đủ dinh dưỡng, tập luyện thể thao hằng ngày...
Ngoài ra, để phòng tránh bệnh viêm phổi chuyển mùa, bạn cũng có thể tiêm vắc xin. Một số vắc xin phòng bệnh hô hấp có trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Đặc biệt, dùng thuốc đúng theo chỉ định cũng là một cách phòng bệnh. Mũi, họng là cửa ngõ của đường hô hấp, do vậy cần vệ sinh và chú ý bảo vệ khi ra ngoài đường, tránh tiếp xúc với không khí lạnh đột ngột, khí điều hòa, gió mùa, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Nếu trẻ bị viêm mũi, họng thì mới cần rửa, còn bình thường thì không nên tác động và lạm dụng. Đã có nhiều trẻ súc họng, rửa mũi dẫn đến biến chứng. Nếu bị viêm cũng không nên rửa kéo dài, chỉ cần rửa trong 10 ngày là nhiều.
Ngoài ra, để phòng bệnh viêm phổi chuyển mùa, cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng, hạn chế các loại thức ăn lạnh dễ gây ảnh hưởng đến cơ thể. Đối với trẻ sơ sinh cần cho bé bú sữa mẹ, kết hợp uống đủ nước và chế độ ăn nhiều rau xanh.
Khi trẻ bị viêm phổi do chuyển mùa, nên đưa trẻ đi khám để chữa trị kịp thời - Ảnh minh họa: Internet
Nếu bị viêm phổi chuyển mùa, bạn nên đi khám chữa kịp thời bởi bệnh có thể bị tái phát nhiều lần, có thể bị mãn tính nếu không điều trị dứt điểm. Nếu bệnh ở thể nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà bằng các bài thuốc dân gian để tiêu đờm, giảm viêm, dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt virus tuy nhiên cần phải tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng các phương pháp tự điều trị.
Với đặc thù khí hậu như ở Việt Nam, việc phát bệnh ở các giai đoạn chuyển mùa là hiện tượng thường gặp. Môi trường và khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều, nắng nóng thất thường tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh. Ngoài ra với tình trạng ô nhiễm khói bụi và hóa chất độc hại có trong không khí cũng là một tác nhân chính khiến hệ hô hấp của bạn suy yếu đi nhanh chóng.