5 điều cần biết về máy tạo oxy giúp giảm khó thở cho bệnh nhân viêm phổi

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
5 điều cần biết về máy tạo oxy giúp giảm khó thở cho bệnh nhân viêm phổi
Đối với những bệnh nhân bị suy hô hấp, viêm phổi, thiếu dưỡng khí, thiếu oxy thì việc sử dụng máy tạo oxy là việc làm cần thiết để giảm khó thở. Tuy nhiên, cần nắm chắc những nguyên tắc khi dùng để đạt hiệu quả cao và tránh những tai nạn đáng tiếc.

Máy tạo oxy là thiết bị y tế hỗ trợ chức năng phổi cho người bệnh. Nếu gia đình bạn có người mắc các chứng bệnh về đường hô hấp thì việc lựa chọn một chiếc máy tạo oxy là rất cần thiết.

Tuy nhiên cách dùng sẽ rất quan trọng cho người dùng để tránh những tai nạn không đáng có xảy ra. Bởi vì không phải chỉ cần dùng máy hoặc thở oxy nhiều là tốt, mà cần một mức độ vừa phải để giúp cho oxy y tế vào phổi qua động mạch phổi, trung hòa cùng với máu và đi vào động mạch, tĩnh mạch để đến tất cả các tế bào trong cơ thể một cách tuần hoàn.

1. Thở oxy có những hình thức nào?

Thở bằng ống thông qua mũi: việc sử dụng oxy hít qua đường mũi sẽ hạn chế làm loãng nồng độ oxy. Tư thế khi sử dụng nên thoải mái, có thể nửa nằm nửa ngồi, đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng.

Thở oxy qua mặt nạ: được sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp hoặc bệnh nhân có tổn thương mũi, họng, hay cần cung cấp một nồng độ oxy cao. Đặc biệt lưu ý là hình thức này không nên áp dụng trong trường hợp bệnh nhân khó thở mãn tính, hen phế quản, lao xơ lan rộng.

2. Liều lượng và thời gian thở oxy

Khi sử dụng máy, cần chú ý rất kỹ tới liều lượng và thời gian, để tránh gặp tác dụng phụ và những biến chứng nguy hiểm khi sử dụng sai cách hoặc quá liều:

- Người mắc bệnh phải thở từ 1 – 1.5 lít oxy/phút và thở liên tục ít nhất là 15 giờ/ngày. Và để tránh tình trạng ngưng thở lúc ngủ thì nên sử dụng máy thở oxy vào ban đêm.

- Khi thở oxy, phải có bình làm ẩm vì oxy là một chất khô, lạnh nên dễ làm khô tế bào hô hấp, cần chú ý an toàn.

3. Điều gì xảy ra khi dùng máy tạo oxy không đúng cách?

Nếu dung nạpquá nhiều lượng oxy vào trong phổi, rất dễ gây tình trạng bị ngộ độc oxy trong máu. Thậm chí là sẽ dần bị chai các tiểu phế quản(nang phổi), khiến chức năng phổi bị suy giảm và bạn ngày càng bị phụ thuộc vào những chiếc máy tạo oxy. Vì vậy cần sử dụng phương pháp thích hợp, tuân theo liều lượng oxy thở được bác sỹ xác định.

4. Khi nào thì nên dùng máy tạo oxy.

Khi nào cảm thấy cơ thể mệt, cần oxy thì chúng ta cho thở. Sau khi người bệnh đã hồi phục sức khỏe không còn mệt, hãy ngưng sử dụng máy tạo oxy và để hô tiếp xúc không khí một cách tự nhiên.

Để biết rõ hơn nên điều chỉnh lượng oxy như thế nào cho phù hợp, bạn có thể sử dụng các loại máy đo nồng độ bão hòa oxy trong máu để kiểm tra. Nếu nồng độ từ 93-99% thì là bình thường, không cần thở máy. Còn nếu nồng độ bão hòa trong máu đạt dưới 90% bạn nên cho người bệnh sử dụng máy tạo oxy và điều chỉnh mức oxy sao cho thông số đạt từ 93-99% là được.

5. Xử lý khi gặp sự cố khi sử dụng máy tạo oxy

Khi sử dụng máy tạo oxy, sẽ có một vài sự cố xảy ra, chúng ta cần tuân thủ những lưu ý sau đây:

- Khi máy gặp sự cố, nếu bạn là một người không chuyên môn đừng cố tự sửa máy hoặc thay các vật tư không chính hãng. Hãy gọi đến trung tâm sửa chữa hoặc nhà cung cấp vật tư máy tạo oxy để được cung cấp và sửa chữa đảm bảo độ bền cho máy.

- Nên mua máy tạo oxy chính hãng, tin cậy.

- Mua máy tạo oxy chất lượng, có xuất xứ rõ ràng, phù hợp với nhu cầu người bệnh là yếu tố tiên quyết đến quá trình sử dụng sau này. Trên thị trường hiện nay sản phẩm máy tạo oxy có nhiều xuất xứ với các mức giá khá cạnh tranh, chúng ta không nên ham rẻ mà phải xem xét rõ nơi sản xuất, chính sách bảo hành, dịch vụ sửa chữa.


Tác giả: HNL