Vào thời gian giao mùa, thời tiết dịch chuyển nhanh đã khiến nhiều người mắc các bệnh về đường hô hấp, thậm chí gây ra viêm phổi và các căn bệnh nguy hiểm khác. Phổi là một trong những cơ quan hô hấp chính của cơ thể con người.
Vì vậy, nếu muốn nâng cao chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ, mỗi người cần phải chú ý sinh hoạt và thay đổi các thói quen để nâng cao chức năng hoạt động của phổi. Sau đây là 7 thói quen tốt cho phổi bạn nên làm hàng ngày.
- Dùng hai lòng bàn tay hướng xuống dưới, sao cho vùng khe ngón tay cái với ngón tay trỏ (hổ khẩu) của hai tay giao nhau. Nếu bàn tay phải ở phía trên, vị trí huyệt Liệt Khuyết tay trái sẽ nằm đúng ở vị trí đầu ngón trỏ của tay phải. Huyệt Liệt Khuyết trên tay còn lại cũng được xác định tương tự như vậy.
- Để ngón tay trỏ lên huyệt và bấm nhẹ sau đó lại thả ra. Lặp đi lặp lại động tác trong khoảng 3 phút có thể mang lại tác dụng điều chỉnh hiệu quả sức khỏe, tốt cho phổi và cũng có tác dụng làm giảm ho và giảm hen suyễn.
- Trong cuộc sống hàng ngày, bạn có thể tranh thủ bấm huyệt Nghinh hương ở cánh mũi để có thể bảo vệ phổi ở một mức độ nhất định. Huyệt Nghinh Hương nằm ở điểm gặp nhau của đường ngang qua chân cách mũi và rãnh mũi - miệng.
- Sử dụng hai ngón tay cái xoa và nóng lên, xoa bóp lên xuống dọc theo mũi và sống mũi, thực hiện khoảng 30 lần cho mỗi lần mát xa. Sau đó xoa bóp huyệt nghinh hương ở mép ngoài của mũi và ấn vào đó khoảng 20 lần.
- Nếu bạn hút thuốc hoặc có những thói quen xấu không tốt cho phổi, tốt nhất nên uống khoảng 2.000 ml nước mỗi ngày, điều này rất tốt cho phổi của bạn.
- Bạn cũng có thể uống một số loại nước canh, cháo, súp hoặc trà có lợi cho phổi. Ví dụ: Súp hoặc canh nấm ngân nhĩ đường trắng, nước mật ong, nước quả lê đun sôi…
- Các chuyên gia y học Trung Quốc tin rằng thực phẩm màu trắng là món ăn tuyệt vời có thể tác dụng vào phổi nhanh nhất và hiệu quả nhất để thanh lọc, nuôi dưỡng và chăm sóc phổi.
- Vì vậy có thể ăn nhiều trái cây hoặc rau quả có màu trắng, như củ cải trắng, nấm trắng, củ sen, quả lê tươi và nhiều loại rau củ quả khác có thể dễ dàng được tìm thấy.
- Khi thực hiện các bài tập nên chọn các bài tập có nhịp độ chậm vừa phải và cường độ nên được kiểm soát tốt. Bài tập nặng quá không tốt cho phổi, mọi người đều có thể tập thêm các môn thể dục phù hợp với sức khỏe của bản thân và tình trạng sức khỏe của phổi như Thái cực quyền, đi bộ, yoga,…
- Nhiều người đã hút nhiều đến thành thói quen, thậm chí nghiện rồi nên không quyết tâm bỏ thuốc. Tuy nhiên, khói được hút vào cơ thể sẽ thâm nhập vào trong hệ hô hấp của chúng ta, để lại các chất có hại, không tốt cho phổi.
- Khả năng bị ung thư phổi trong nhóm những người hút thuốc lâu dài cũng sẽ tăng lên, vì vậy cần phải bỏ hút thuốc càng sớm càng tốt.
- Khi mới bắt đầu, bạn nên tập ở tư thế nằm cho đến khi nào đã quen dần thì chuyển sang tư thế ngồi, cuối cùng là đạt đến giai đoạn ở tư thế đứng. Và khi hô hấp sâu đã trở thành thói quen hít thở hằng ngày thì hãy vận dụng nó ở mọi tư thế để giúp phổi luôn nhận đủ oxi, các cơ dẻo dai và khỏe mạnh:
+ Hít không khí vào bằng mũi, xương sườn dưới sẽ hướng ra ngoài và hơi nhấc lên phía trên, bụng từ từ phình ra.
+ Duy trì quá trình hít vào này sao cho phần trên của phổi tràn đầy không khí và "nở rộng" ra. Thông thường bạn sẽ giữ được khoảng 5 giây.
+ Sau đó, giữ trạng thái "bế khí" thêm 3 đến 5 giây nữa.
+ Cuối cùng, từ từ thở ra bằng miệng sao cho xương sườn và bụng thu lại về vị trí vốn có. Ngưng khoảng 1 đến 2 giây thì lặp lại như trên. Mỗi lẫn tập hít thở sâu, có thể thực hiện từ 6 đến 10 lần là được.
*Chú ý:
- Người mắc các vấn đề về tim mạch, huyết quản thì nên bỏ qua động tác "bế khí".
- Trong quá trình hô hấp sâu, nếu có hiện tượng chóng mặt thì phải tạm dừng tập luyện, quay về cách hít thở quen thuộc của bạn để giảm bớt tình trạng khó chịu này.