Thông thường khi mắc viêm phổi, bệnh nhân sẽ cảm thẩy:
- Bị sốt đột ngột 39 – 40 độ rét run, đắp nhiều chăn, ho khan nhiều tiếng, rồi ho ra đờm, khạc ra màu gỉ sắt, màu cà phê.
- Ho càng nhiều càng đau ngực do co thắt các cơ hô hấp và cơ bụng. Thở khó khăn, da xanh xao do thiếu oxy.
Nếu viêm phổi chuyển nặng, có thể xảy ra các biến chứng với các dấu hiệu:
- Ở trẻ em: khó thở nhanh, nông, hai cánh mũi phập phồng, môi khô, dẫn đến suy hô hấp, phải đưa đến bệnh viện ngay để thở oxy và điều trị, không kịp thời có thể gây tử vong
- Người bệnh không muốn ăn uống, mất ngủ, chỉ nằm thở…
- Thở nhanh, nông, đôi khi thở rít và cánh mũi phập phồng.
- Có thể đau ngực.
- Nhiễm trùng lan đến các phần khác của cơ thể hoặc nhiễm trùng toàn thân.
- Tràn dịch, tràn mủ màng phổi: phổi bao gồm hai màng bao bọc, thường chỉ có một lớp dịch rất mỏng giữa hai màng này, nếu bị tràn dịch hay mủ, dịch hoặc mủ sẽ tụ giữa hai lớp màng này.
- Áp xe phổi, tức là sự tạo thành một hay nhiều ổ mủ trong phổi.
- Hoại tử phổi, tức là các mô của phỏi bị hủy hoại và chết đi do nhiễm trùng.
Bệnh viêm phổi đang là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất ở nước ta hiện nay. Tỉ lệ tử vong tùy theo từng loại vi trùng, sức khỏe của bệnh nhân.
Do vậy điều trị càng sớm bằng kháng sinh và những phương pháp phụ trợ thích hợp cũng là yếu tố quan trọng để giảm biến chứng và tử vong.
Có rất nhiều phương pháp điều trị viêm phổi. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh đang nặng hay nhẹ, triệu chứng và loại viêm phổi mà có các điều trị phù hợp. Đồng thời, tùy vào biến chứng của bệnh nhân đang gặp phải mà các bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị hợp lý.
Một số phương pháp điều trị phổ biến hiện đang được áp dụng như sau:
- Viêm phổi do vi khuẩn: Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị. Cần phải uống đúng đủ theo chỉ định của bác sĩ.
Tuyệt đối không được dừng lại khi thấy các triệu chứng viêm phổi biến mất và sức khỏe ổn định hơn. Bởi nếu ngừng uống kháng sinh sớm có thể bệnh sẽ quay trở lại; điều trị khó khăn hơn do vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.
- Điều trị viêm phổi do vi rút: Dùng các loại thuốc kháng virus; tuyệt đối không sử dụng thuốc kháng sinh do kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt virus.
Ngoài uống thuốc kháng virus, người bệnh cần nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Uống nhiều nước giúp cơ thể không mất nước và giúp đờm nhầy loãng ra. Cơ thể sẽ dễ dàng tống ra ngoài qua những cơn ho.
- Đối với trẻ em cần đề phòng suy hô hấp cấp.
- Sử dụng các chất kháng sinh như: penixilin, suphamit
- Hạ nhiệt và giảm đau: dùng aspirin, paracetamol, axetaminophen.
- Nếu không ăn được: cho ăn thức ăn lỏng.
Thông tin trong bài viết này không thay thế được các quyết định y khoa.