Đoán bệnh qua hình dáng và màu sắc lưỡi

Đoán bệnh qua hình dáng và màu sắc lưỡi
Y học Trung Quốc và phương Tây thường đoán bệnh qua màu sắc lưỡi. Lưỡi có mùi lạ, hình dáng bất thường hoặc thay đổi màu sắc là dấu hiệu cơ thể đang gặp một số vấn đề.

Thông thường, ngoài những dấu hiệu đặc trưng ở từng cơ quan nội tạng, các bộ phận khác trên cơ thể như mắt, màu sắc da, móng tay, đặc biệt là lưỡi cũng phản ánh rất rõ những bệnh lý mà cơ thể đang gặp phải. 

Một chiếc lưỡi khỏe mạnh có hình dáng bình thường, không lồi, lõm hay nứt, không quá to hoặc quá dày, màu sắc hồng hào, không có gợn trắng. Khi lưỡi bị đau hoặc ngứa ngáy, thay đổi màu sắc hay có mùi lạ, chứng tỏ cơ thể đang lên tiếng và bạn cần đi khám càng sớm càng tốt. 

Trong y học, khi khám lâm sàng, các bác sĩ cũng thường xuyên kiểm tra mắt và lưỡi trước khi thực hiện một số xét nghiệm hoặc phương pháp kiểm tra khác. 

1. Lưỡi có lớp phủ màu trắng

Lưỡi có lớp phủ màu trắng thường có thể do nhiễm trùng, bị sưng hoặc vệ sinh răng miệng, vệ sinh lưỡi kém. Lưỡi trắng cũng có thể do tưa miệng, nhiễm nấm men. Trong trường hợp này, bạn có thể vệ sinh lưỡi thường xuyên hoặc bằng nước muối nhạt để lưỡi trở lại trạng thái bình thường. Nếu bị nhiễm nấm men, cần điều trị bằng thuốc chuyên trị. 

doan-benh-qua-mau-sac-luoi-1

Lưỡi có màu trắng cũng có thể do bệnh lý về dạ dày, đại tràng

2. Lưỡi có màu sậm hoặc đen

Nếu một sáng tỉnh dậy bạn thấy lưỡi mình có màu đen hoặc hơi tối màu, điều này cho thấy bạn cần thay đổi lối sống, chế độ ăn uống. Lưỡi màu đen có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc như bismuth (như Pepto Bismol: Thuốc trị tiêu chảy, hoặc viêm loét dạ dày, tá tràng) hoặc nếu bạn ăn lá mơ hoặc các thực phẩm có màu đen thì khả năng cao cũng ảnh hưởng đến màu sắc lưỡi.

3. Lưỡi mọc lông

Nếu lưỡi giống như mọc lông, có thể nguyên nhân là do dùng thuốc kháng sinh, lưỡi bị nhiễm khuẩn hay do khô miệng làm lưỡi bị mất nước.

doan-benh-qua-mau-sac-luoi-3

Lưỡi mọc lông đen có thể do bị nhiễm trùng, nhiễm virus, cần đi khám để có phương pháp điều trị

4. Lưỡi có nốt đỏ

Lưỡi có nốt đỏ có thể là do cảm lạnh hoặc số hoặc do ăn uống cắn vào lưỡi, ăn nhiều trái cây như thanh long, cam, bưởi hoặc dưa hấu. Nếu lưỡi đỏ kèm theo những vết loét do nhiệt miệng có thể khỏi sau 10 ngày, trường hợp kéo dài không khỏi, không đáp ứng với điều trị thì có thể là dấu hiệu sớm của ung thư miệng, cần đi khám và điều trị sớm. 

5. Lưỡi có vết như hình bản đồ

Khi trên lưỡi có những vết như hình bản đồ, viền màu trắng, phía trong đỏ đậm hơn màu lưỡi bình thường và dần dần loang rộng ra là biểu hiện của bệnh viêm lưỡi bản đồ. Đây không phải là một bệnh lý nghiêm trọng.

doan-benh-qua-mau-sac-luo-2

Viêm lưỡi bản đồ có thể thay đổi về hình dạng, kích cỡ theo từng ngày.

6. Bề mặt lưỡi sần sùi

Lưỡi sần sùi có thể do bị viêm lưỡi hoặc nhiệt lưỡi, cắn phải lưỡi. Tuy nhiên đây cũng là dấu hiệu của ung thư miệng nếu như lưỡi chuyển sang màu đỏ hoặc màu trắng, đau và kéo dài không khỏi. 

7. Lưỡi có màu đỏ và đau

Khi lưỡi màu hồng đột nhiên biến thành màu đỏ có thể là dấu hiệu thiếu vitamin B3, thiếu máu hoặc thiếu acid folic và vitamin B12.

8. Lưỡi chuyển sang vàng

Lưỡi có màu vàng do nhiễm một số loại nấm hoặc vi khuẩn trong miệng. Người bị trào ngược dạ dày cũng dễ bị gặp hiện tượng lưỡi vàng kèm mùi khó chịu trong miệng. 

Đôi khi, những thay đổi màu sắc của lưỡi chỉ xuất hiện trong một khoảng nhỏ là do cơ địa. Trong trường hợp đó, một số vùng trên lưỡi có màu vàng trong khi các khu vực khác vẫn bình thường và màu hồng.

doan-benh-qua-mau-sac-luo-4

Nếu lưỡi vàng có lông, cẩn thận các vấn đề về gan, mật.


9. Lưỡi nóng rát

Rát lưỡi, rát miệng là triệu chứng thường gặp ở nhiều người. Cảm giác này có thể gặp do bạn ăn đồ cay nóng nhiều, bị bỏng lưỡi hoặc thực phẩm có cạnh sắc nhọn làm tổn thương lưỡi. Ngoài ra, phụ nữ sau mãn kinh cũng thường xuyên bị nóng rát miệng do thay đổi nội tiết. Hoặc nếu bạn bị thiếu chất, khô miệng, nhiễm khuẩn cũng gây ra hiện tượng nóng rát miệng. 

10. Lưỡi có màu nhợt nhạt và mịn

Đây là dấu hiệu cho thấy bạn bị thiếu máu do thiếu sắt. Khi cơ thể thiếu sắt, máu không đủ oxy đến các mô, bao gồm cả lưỡi khiến lưỡi có màu nhạt và mịn. Thiếu máu do thiếu sắt đi kèm các triệu chứng khác như khó tập trung, ngủ nhiều hoặc mất ngủ, hoa mắt chóng mặt,...cần bổ sung sắt bằng thuốc uống hoặc thực phẩm.

doan-benh-qua-mau-sac-luoi-6

Lưỡi có màu nhạt cho thấy cơ thể bị thiếu chất, thiếu máu

Trong y học, người ta chỉ ra một số bệnh có thể được chẩn đoán qua hình dạng và màu sắc lưỡi, cụ thể:

- Viêm loét dạ dày và loét tá tràng: Lưỡi có lông màu trắng ở giữa, chia tách dọc theo hai bên lưỡi.

- Bệnh xơ gan: Lưỡi bóng, mịn và có màu đỏ.

- Bệnh thận: Lông trắng dọc theo hai bên và phần sau của lưỡi.

- Bệnh lá lách: Lưỡi sưng đỏ ở phía bên trái.

- Bệnh phổi: Lông trắng dọc theo hai bên và ở phần phía trước đầu lưỡi.

- Sốt, tiêu chảy, đái tháo đường, thiếu máu: Mặt lưỡi khô với nhiều vết nứt nhỏ.

- Chứng khó tiêu, bệnh dạ dày: 2 bên lưỡi có vết lằn răng

- Rối loạn tiêu hóa: Xuất liện lông nâu trên lưỡi.

- Bệnh về răng miệng, viêm miệng: Xuất hiện lông màu trắng trên lưỡi.

- Viêm túi mật: Bề mặt lưỡi có lông nâu vàng.

- Mắc bệnh sốt Scarlet: Lưỡi có màu trắng và đỏ (màu dâu tây).

- Thiếu máu và suy tim: Lưỡi có màu nhợt nhạt.

- Rối loạn đường ruột: Lưỡi phẳng và hình thành các đốm đỏ, bóng ở tâm lưỡi.

Tác giả: Ngọc Minh